Giá trị lịch sử của Quân Tình Nguyện Việt Nam trong Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam (1975-1979)
C hiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam ( 1975-1979) là một quá trình lịch sử hoàn toàn có thật, có ý nghĩa rất q...
Chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam (1975-1979) là một quá trình lịch sử hoàn toàn có thật, có ý nghĩa rất quan trọng trong dòng lịch sử con rồng cháu tiên của nhân dân ta. Tuy nhiên, cũng giống như cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc (1978 – 1988), lịch sử các cuộc chiến tranh này cho tới nay vẫn bị các thế lực thù địch, phản động, trong và ngoài nước không ngừng công kích và bóp méo sự thật hòng chống phá cách mạng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa lật đổ chính quyền nhân dân. Nhưng chúng không thể bóp méo sự thật rằng 45 năm đủ để tái khẳng định những sự thật hiển nhiên rằng:
Thứ nhất, từ xác định bối cảnh quốc tế, nguyên nhân của cuộc
chiến tranh đến rút ra bản chất của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Biên giới
Tây Nam. Sau thất bại của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam,
các nước lớn ra sức gây ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á. Hoàn cảnh lịch sử đó
đã tạo nên bất ổn ở khu vực. Điển hình là thế lực phản động nước ngoài đã tiếp
tay gây dựng nên tập đoàn phản động Pôn Pốt – Iêng Xary, đi ngược lại tiến
trình phát triển của nhân loại. Những người đứng đầu nhà nước Campuchia dân chủ
đã thiết lập một chế độ độc tài, phá vỡ mọi quan hệ sản xuất, thiết chế xã hội,
ra sức khủng bố, tàn sát, thanh trừng có hệ thống, biến đất nước Chùa Tháp
“thành một lò sát sinh khổng lồ. Một địa ngục trần gian chìm trong máu và nước
mắt”.
Hình ảnh người dân Campuchia mang nước thốt nốt đến cho bộ đội
tình nguyện Việt Nam trong những ngày giúp dân Campuchia thu hoạch lúa - hình
ảnh thắm đượm tình nghĩa quân dân Việt Nam-Campuchia trong cuộc chiến đấu lật
đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. |
Về đối ngoại, chính quyền Campuchia Dân chủ không ngừng kích
động tư tưởng thù hằn dân tộc với các quốc gia láng giềng, phủ nhận trắng trợn
lịch sử và truyền thống đoàn kết, hữu nghị của nhân dân Việt Nam - người anh em
đã kề vai sát cánh cùng họ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ. Công khai đòi hoạch định lại biên giới Việt Nam – Campuchia với những
yêu sách vô lý. Ngay từ tháng 5/1975, phía Campuchia dân chủ đã tiến hành đánh
chiếm một số đảo và nhiều điểm nằm sâu trong nội địa Việt Nam. Với tinh thần
hữu nghị, Việt Nam đã chủ động đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết những xung
đột, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, nhưng đã bị nhà nước
Campuchia dân chủ khước từ, đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao, vu cáo Việt
Nam xâm lược, tiến hành các cuộc tiến công vũ trang với quy mô và cường độ ngày
càng tăng, gây nên nhiều vụ thảm sát dã man với dân thường vô tội. Đây là một
cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào toàn bộ lãnh thổ vùng biên giới Tây
Nam của Việt Nam, với nhiều tham vọng của tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xary, được
các thế lực phản động nước ngoài giúp sức. Trước chiều hướng leo thang chiến
tranh của tập đoàn phản động Pôn Pốt – Iêng Xary, nhân dân và các lực lượng vũ
trang Việt Nam buộc phải giáng trả thích đáng, đánh đuổi toàn bộ quân xâm lược
ra khỏi lãnh thổ của mình, tạo điều kiện giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa
diệt chủng.
Như vậy, cuộc chiến đấu chống lại quân Pôn Pốt xâm lược là hành
động tự vệ hoàn toàn chính đáng và cần thiết của nhân dân hai nước Campuchia -
Việt Nam. Đó là cuộc chiến tranh chống xâm lược do Campuchia dân chủ gây ra có
sự tác động của Trung Quốc. Đồng thời, đáp ứng lời kêu gọi của những người cách
mạng chân chính Campuchia, Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ chế
độ diệt chủng Pôn Pốt, cứu dân tộc Chùa Tháp khỏi diệt vong – đó là hành động
phù hợp pháp lý, vì nghĩa tình quốc tế cao cả. Tuy vậy, không ít thế lực với
cách nhìn thiển cận, phi lịch sử và thái độ hằn học đã xuyên tạc vấn đề này.
Nhưng cả thế giới văn minh, cả loài người tiến bộ đã thừa nhận, đã ủng hộ nghĩa
cử cao đẹp của Việt Nam, lên án chế độ diệt chủng tàn bạo ở Campuchia do Pôn
Pốt cầm đầu. Diễn trình của phiên tòa xét xử tội ác của những người đứng đầu
chế độ Campuchia dân chủ đã khẳng định rõ điều đó.
Thứ hai, tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc ở Biên giới Tây Nam, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao
cả. Với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của quân tình nguyện Việt
Nam, nhân dân Campuchia mà đại diện là lực lượng vũ trang Mặt trận đoàn
kết dân tộc cứu nước Campuchia đã đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt
- Iêng Xari, chế độ độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử Campuchia cũng
như lịch sử nhân loại; từng bước đưa đất nước Campuchia hồi sinh, phát
triển và có những đóng góp xứng đáng vào việc gìn giữ hòa bình,
ổn định trong khu vực và trên thế giới.