VIỆT NAM CÓ “TƯỚC” QUYỀN TỰ DO GIÁM SÁT CỦA NGƯỜI DÂN KHÔNG?
Từ ngày 15/11/2024, Thông tư 46/2024/TT-BCA chính thức có hiệu lực, sửa đổi và bổ sung một số quy định của Thông tư 67/2019/TT-BCA liên qu...
Từ ngày 15/11/2024, Thông tư 46/2024/TT-BCA chính thức có hiệu lực, sửa đổi và bổ sung một số quy định của Thông tư 67/2019/TT-BCA liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Thông tư này được ban hành nhằm điều chỉnh các quy định về quyền giám sát của người dân, trong đó có việc ghi âm, ghi hình lực lượng Cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ. Mục tiêu chính của Thông tư 46 là đảm bảo hoạt động giám sát được thực hiện đúng pháp luật, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác của lực lượng chức năng và bảo vệ an toàn cho cả CSGT lẫn người tham gia giao thông. Quy định mới này không nhằm hạn chế quyền giám sát của công dân, mà đặt ra khuôn khổ rõ ràng để đảm bảo trật tự công cộng và ngăn ngừa việc lợi dụng quyền này để gây rối hoặc cản trở hoạt động thi hành nhiệm vụ.
Vậy mà trong thời gian gần đây,
vietnamthoibao.org - hãng truyền thông hải ngoại có định kiến với Việt Nam xuất
hiện bài viết với luận
điệu chỉ trích việc Bộ Công an ban hành thông tư 46 là “tước” đi
quyền giám sát của người dân. Luận điệu này đánh tráo khái niệm "tự do giám sát" để kích động bất
mãn xã hội, phê phán hệ thống pháp luật và quản lý của nhà nước, nhưng lại thiếu
đi sự phân tích thực tế và các dẫn chứng xác thực về tình hình an ninh, trật tự
và pháp quyền tại Việt Nam.
Bài viết xuyên tạc của thế lực thù địch
Quyền giám sát của công dân
là một quyền hiến định, được ghi
nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan. Đây là cơ chế giúp
người dân theo dõi, kiểm tra, phản ánh và đánh giá các hoạt động của cơ quan
nhà nước và người thi hành công vụ, nhằm đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, ngăn ngừa các hành
vi sai phạm và nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền giám sát cần tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo
không xâm phạm quyền riêng tư, không cản trở hoạt động công vụ và không gây mất
trật tự công cộng.
Theo
Bộ Công an, thực tế việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng Cảnh
sát giao thông có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định, lợi dụng quyề
giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến
sỹ Cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng xã hội dẫn đến tư tưởng ngại va chạm,
thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ và ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng Cảnh sát giao thông. Bên cạnh
đó, các đối tượng chống đối đã lợi dụng xúi giục người dân gửi đơn khiếu nại, tố
cáo đi nhiều nơi gây phức tạp cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an
toàn giao thông.
Bài viết từ trang tin trên đã cố tình đánh đồng việc bỏ
quy định ghi âm, ghi hình giám sát cảnh sát giao thông với hành vi “xâm phạm
quyền tự do giám sát”, nhưng không đưa ra lý do chính đáng cho luận điệu này.
Thực tế, các quy định trong Thông tư mới không nhằm hạn chế hay tước bỏ quyền
tự do của người dân, mà hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn cho lực lượng chức
năng và duy trì trật tự an toàn xã hội. Đây không phải là hành vi xâm phạm
quyền giám sát, mà là sự đảm bảo rằng việc giám sát được thực hiện theo cách
hợp pháp và có trách nhiệm.
Người dân cần phải tỉnh táo và sáng suốt trước các thông
tin sai lệch, xuyên tạc từ những thế lực thù địch nhằm kích động bất mãn xã
hội. Việc giám sát là quyền hiến định, nhưng nó phải được thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật để tránh gây mất an ninh, trật
tự xã hội và làm ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng. Hiểu rõ và tuân thủ các
quy định mới trong Thông tư 46 là cách thức hợp lý nhất để đảm bảo tính minh
bạch, hiệu quả và an toàn cho cả người dân lẫn lực lượng chức năng.