Những “đóng góp” không nên tiếp thu

  Ngày 15 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành  Thông tư 73/2024/TT-BCA - quy định công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạ...

 Ngày 15 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 73/2024/TT-BCA - quy định công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Tại Khoản 1 Điều 7 quy định về việc tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang trên tuyến giao thông đường bộ của Thông tư 73/2024/TT-BCA hiệu lực thi hành từ 01/01/2025 có nội dung: “Tổ Cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang mặc thường phục, hóa trang phương tiện để phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành…” 

Việc cho phép lực lượng Cảnh sát giao thông được mặc thường phục để thực hiện nhiệm vụ trong quy trình tuần tra, kiểm soát để xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông là nội dung được kế thừa từ các Thông tư và quy định trước đó, đã được thực hiện và cho thấy rõ tính khả thi. Ấy vậy mà không biết được trả bao nhiêu tiền hoặc đổi lại được gì mà các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để lèo lái dư luận chĩa mũi giáo vào lực lượng Cảnh sát giao thông.  Điều này thể hiện rất rõ ở các bài viết có ngôn từ kích bác, đơm đặt, bôi nhọ trên trang Fanpage Facebook của tổ chức Việt Tân.



Các quy định CSGT được phép mặc thường phục phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công. Lực lượng CSGT cũng đã áp dụng linh hoạt rất hợp lý, hài hoà và đặt vấn đề an toàn cho người dân lên hàng đầu. Thể hiện ở việc bộ phận cán bộ hoá trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong Tổ Cảnh sát giao thông đã luôn giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật. Bộ phận cán bộ hóa trang chỉ có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm thực hiện thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định chứ không trực tiếp làm việc với người dân nên không thể có khả năng làm mất khả năng nhận diện của người dân với việc nhận biết CSGT thật và giả. Quyền cộng tác hay không vẫn là ở phía nhân dân, nếu thấy nghi ngờ người dân có thể yêu cầu phía Cảnh sát chứng minh sự chính thống thì mới làm việc.

Cũng theo Thông tư 73/2024/TT-BCA khi phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì lực lượng hoá trang có thể sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để yêu cầu dừng phương tiện và thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định. Vậy mà các đối tượng xấu vẫn tìm mọi cách để bẻ cong tính khả thi, hợp lý của các quy định pháp luật mục tiêu làm lòng tin của nhân dân đối với hệ thống Pháp luật của nước ta. Lý lẽ chúng sử dụng hoàn toàn là sự suy diễn một chiều xuất phát từ phía lực lượng đối trọng, luôn luôn các ác cảm và nghi kị với lực lượng CAND Việt Nam nói chung và CSGT Việt Nam nói riêng. Có những lý lẽ đáng để lắng nghe và tiếp thu nhưng với những lý lẽ không mang tính xây dựng, chúng ta nên loại bỏ./.

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item