Sự quy chụp thiếu thiện chí về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Cả thế giới đều biết Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ thứ 2 (2023-2025) của Liên hợp quốc và những đóng gó...
Cả thế giới đều biết Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ thứ 2 (2023-2025) của Liên hợp quốc và những đóng góp trách nhiệm, tích cực về nhân quyền của Việt Nam đã và đang được Liên Hợp quốc, cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Vậy mà các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ ý định gieo rắc những luận điệu sai trái, bịa đặt về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Chúng gán ghép cho chế độ một đảng lãnh đạo của đất nước ta là “độc tài”, “độc đoán, chuyên quyền”, mất tự do, mất nhân quyền”.
Luận điệu xuyên tạc, bóp méo của các thế lực thù địch
về vấn đề nhân quyền
và chế độ chính
trị tại Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, tổ
chức Theo dõi Nhân quyền - Human Right Watch (HRW) thường công bố các báo cáo nhân quyền,
những báo cáo này thường đưa ra những nhận định tiêu cực, thiếu thiện chí,
phiến diện và áp đặt, không đúng thực tế về tình hình nhân quyền của Việt
Nam. Đầu
năm 2024, tổ chức này đã công bố báo cáo tổng kết toàn cầu về tình hình nhân
quyền trên thế giới năm 2023, như một điệp khúc lặp lại trong các báo cáo
trước, tiếp tục đưa ra những nhận định sai lệch, không đầy đủ, vu cáo về những
nỗ lực của Việt Nam trong đảm bảo nhân quyền. HRW là tổ chức bị chi phối bởi sự bảo trợ, nguồn kinh phí hoạt động
của nhiều nước phương Tây, dưới ảnh hưởng này những nội dung báo cáo của HRW đã can thiệp, làm phức
tạp tình hình, gây khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền
ở Việt Nam và một số nước khác. Rất nhiều học giả, trong
đó hầu hết từ Mỹ đã chỉ trích rằng:
HRW thường đưa ra những báo cáo chứa đầy quan điểm thiên vị và bằng chứng sai
lệch; phớt lờ các trường hợp cảnh sát đánh chết người Mỹ gốc Phi hoặc hành vi
ngược đãi khét tiếng đối với những người bị giam giữ ở Mỹ.
Chúng ta hoàn
toàn bác bỏ và lên án tổ chức HRW về những nội dung sai sự thật,
bịa đặt trong các báo cáo chủ quan áp đặt,
gây ra phản ứng tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới.Trước đó, Báo cáo nhân quyền năm 2023 do Bộ Ngoại
giao Mỹ công bố vào cuối tháng 4/2024 cũng đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu
khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Báo cáo này nhận định là “chính
quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền”; “Việt Nam vi phạm nhân quyền”;…
đề cập đến một số cá nhân mà họ gọi là “tù nhân chính trị”, “nhà hoạt động
chính trị”,... như Ngụy Thị Khanh, Lê Anh Hùng, Bùi Tuấn Lâm,… Song thực tế,
đây lại là những đối tượng có các hành vi vi phạm pháp luật, đã bị bắt giữ, điều
tra, xét xử và tuyên án phạt với những bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
Việt Nam luôn nhất quán trong các chính sách để
bảo vệ tối đa cho quyền lợi của nhân dân, trong đó nhân dân có các quyền được ấm no và hạnh phúc, dân chủ và an
ninh, an toàn để phát huy tối đa yếu tố con người. Tính đến năm 2023, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập hầu hết công
ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người, gia nhập 25 công ước của ILO
như: Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng; Công ước
quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD); Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR); Công ước quốc tế về các kinh
tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân
biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW)... Việt Nam thể hiện quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương về
quyền con người là chăm lo hạnh phúc
và sự phát triển toàn diện, bảo vệ, bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của con người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về
quyền con người mà Việt Nam ký kết.
Những
nỗ lực, quyết tâm, thành tựu của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền
cơ bản của con người đã được thể hiện thông qua nhiều kết quả phát triển kinh tế
xã hội trên thực tế và được đông đảo người dân trong nước, cũng như cộng đồng
quốc tế thừa nhận, đánh giá cao. Với
những thành tựu, thực tiễn tiến bộ như trên thì không thể vu cáo tiêu cực về
quyền con người ở Việt Nam. Thành tựu, uy tín trong bảo vệ quyền con người của
Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao./.