Việc lựa chọn, bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam thể hiện sự kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp và vì lợi ích chung của đất nước.

            Thời gian vừa qua, cuộc chiến chống tham nhũng của nước ta vẫn và đang diễn ra quyết liệt, chưa kết thúc với phương châm “ kiên ...

 

        Thời gian vừa qua, cuộc chiến chống tham nhũng của nước ta vẫn và đang diễn ra quyết liệt, chưa kết thúc với phương châm “kiên quyết, kiên trì, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” như việc ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước và ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác và cùng với một số ủy viên Bộ Chính trị, các Phó Thủ tướng Chính phủ… đã xin nghỉ công tác do liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu. Ngoài ra một số Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và nhiều cán bộ đã bị xử lý hình sự do liên quan đến các đại án như: Việt Á, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Tập đoàn Phúc Sơn; Tập đoàn Thuận An… đều được dư luận quần chúng trong và ngoài nước rất quan tâm.

          Lợi dụng tình hình trên, các thế lực thù địch, phản động nhân lúc công tác nhân sự lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước chưa kịp kiện toàn chúng đã “té nước theo mưa”, nhất là tổ chức Khủng bố “Việt Tân” chúng thường xuyên đăng tải thông tin xuyên tạc, hạ uy tín, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như việc thông qua cuộc chiến chống tham nhũng để “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành phe cánh” trong thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

          Nhìn vào thực tế chúng ta có thể nhìn thấy bản chất của những luận điệu xuyên tạc này thông qua một số khía cạnh như:

          Thứ nhất, cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam đã chuẩn bị một cách bài bản, nhân văn và được quần chúng rất ủng hộ thông qua việc ngày 03/01/2021 thay mặt Bộ Chính trị thì ông Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Quy định số 41-QĐ/TW  của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Trong đó nêu rõ “người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để cấp dưới sai phạm”, ngay cả ông Võ Văn Thưởng ký, ban hành quy định trên cũng phải thực hiện nghiêm theo quy định. Tất cả những cán bộ có chức vụ phải hiểu rõ rằng quyền lực họ đang nắm trong tay không phải quyền lực của cá nhân họ mà đó là quyền lực công, được đảng, nhà nước và nhân dân ủy thác cho họ thực hành công vụ cho nên là bất cứ khi nào họ không còn hoặc không thể xứng đáng với chức vụ được giao thì họ phải trả chức vụ đó cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Khi nào một cán bộ, đảng viên nên từ chức và có thể từ chức là những cán bộ đã vi phạm khuyết điểm hoặc năng lực yếu kém không đủ để đảm nhận chức vụ hoặc suy giảm nghiêm trọng về uy tín thì người ta có một con đường rút lui trong danh dự như vậy là nhân văn.



Tuy nhiên quy định mới này qua lời của các phương tiện truyền thông lề trái của các thế lực thù địch lại thành mở đường cho các quan chức nhúng chàm hạ cánh an toàn, thế nhưng có thật là như vậy không? phải lưu ý rằng việc xem xét có cho cán bộ được từ chức hay không là do cấp có thẩm quyền quyết định dưới sự giám sát của các cơ quan bảo vệ pháp luật và của nhân dân. Quy định đã nói rõ nguyên tắc không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm, điều này thể hiện sự nghiêm minh để không một ai có thể mượn cớ để từ chức thoát tội, trốn tránh trách nhiệm. Từ chức không phải vấn đề mới mà trong lịch sử có rất nhiều vị quan thanh liêm vì những lý do khác nhau xét thấy bản thân không còn xứng đáng với vị trí, cũng như treo ấn kiếm từ quan ở ẩn thì bây giờ khi nhận thấy bản thân không xứng đáng với cương vị này nữa niềm tin của nhân dân gửi gắm thì các vị ấy tự nguyện xin thôi các chức vụ đang đảm nhận đây cũng là sự thể hiện tinh thần trách nhiệm lòng tự trọng của người cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược khi nhận thấy khuyết điểm của mình, không đủ uy tín trước Đảng, trước Nhân dân.

          Thứ hai, hiện nay Ban Chấp hành Trung ương đã kiện toàn các chức danh và được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ như ông Trần Thanh Mẫn được bầu, kiện toàn chức danh Chủ tịch Quốc hội và ông Tô Lâm kiện toàn chức danh Chủ tịch Nước. Do đó những con người có đủ đức, đủ tài đều được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho những trọng trách.

Câu chuyện cấp dưới làm sai cấp trên phải chịu trách nhiệm cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực vấn đang diễn ra quyết liệt, củi vấn liên tục được đốt vào lò, không có vùng cấm dù ở vị trí gì, chức vụ nào cũng đều làm được, tất nhiên là người dân ai chẳng muốn bộ máy lãnh đạo duy trì ổn định, do đó không tránh khỏi những bàn tán xôn xao, dư luận nhiều chiều khác nhau. Thế hơn hết điều mà chúng ta cần làm là hãy bình tĩnh, thận trọng tiếp nhận với những bình luận thông tin trên mạng xã hội một cách thông thái, văn minh đừng phát ngôn thiếu cơ sở mà mắc bẫy của những kẻ cố tình té nước theo mưa. Hãy tin tưởng vào một người đốt lò cần mẫn vẫn đang hết lòng vì lợi ích chung của đất nước.

Related

Trong nước 2880804130691347514

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item