Xử phạt, tịch thu vàng không rõ nguồn gốc có thực sự là “Ăn cướp”?
Những ngày qua, một số trang phản động có đưa tin “Rất nhiều cơ sở kinh doanh vàng tại TP.HCM đóng cửa vì hoang mang, không khí như thể thời...
Những
ngày qua, một số trang phản động có đưa tin “Rất nhiều cơ sở kinh doanh vàng tại
TP.HCM đóng cửa vì hoang mang, không khí như thể thời “đánh tư sản”, “Mưu đồ của
Đảng khi muốn quản lý vàng trong dân”. “Tịch thu và khám xét các tiệm vàng ở
Sài Gòn làm dân miền Nam nhớ tới đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương ở miền
Nam sau năm 1975”… Theo đó, các đối tượng đưa ra luận điệu cho rằng việc Nhà nước
ta đưa ra quy định để xử phạt, tịch thu vàng không rõ nguồn gốc, lấy lý do đây
là giải pháp để tăng cường quản lý thị trường vàng chỉ là nguỵ biện cho âm mưu
chiếm đoạt tài sản của dân.
Bài
viết đã có nhiều lượt like, chia sẻ, bình luận, dưới bài viết, các đối tượng phản
động có những bình luận sai lệch, mang tính kích động dư luận, cho rằng Nhà nước
ta đang “ăn cướp” của dân nhằm phá hoại, chia rẽ Đảng với người dân, định hướng
dư luận nhận thức lệch lạc về chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh vàng.
Theo
quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức,
cá nhân được công nhận và bảo vệ. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải
tuân thủ các quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Thực
hiện Công điện số 23/CĐ-TTg, ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
các biện pháp quản lý thị trường vàng, Công văn số 2909/TCQLTT-CNV ngày
19/12/2023 của Tổng Cục quản lý thị trường về việc tăng cường kiểm soát đấu
tranh phòng, chống buôn lậu mặt hàng vàng, lực lượng quản lý thị trường trên
toàn quốc đã đồng loạt ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề việc chấp hành các
quy định của pháp luật trong kinh doanh vàng trên địa bàn. Qua kết quả kiểm tra
phát hiện các hành vi vi phạm nổi lên là: (1) Buôn bán trang sức giả mạo nhãn
hiệu; (2) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh
theo đúng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (3) Trang sức có nhãn hàng hoá
nhưng không ghi đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hoá theo quy định của
pháp luật về nhãn hàng hoá, không đảm bảo điều kiện theo quy định để người có
quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương
pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hoá, dịch vụ theo quy định …trong đó nổi bật
có thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra đối với 35 cơ sở kinh doanh trên địa bàn,
tạm giữ hơn 700 đơn vị sản phẩm (nhẫn, dây chuyền, lắc tay…) không có hoá đơn
chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tịch thu toàn bộ hàng hoá vi phạm.
Vậy
xử phạt, tịch thu vàng không rõ nguồn gốc có thực sự là “Ăn cướp”?
Vàng
là một thứ kim loại đặc biệt quý hiếm, có nhiều chức năng quan trọng như tài sản
dự trữ, thanh toán, trang sức nguyên liệu, chế tạo. Vàng có ảnh hưởng mạnh đến
giá trị đồng tiền và trong một số thời kỳ lịch sử được coi như tiền. Thị trường
vàng trong nước thời gian qua nhận được sự quan tâm rất lớn của đông đảo quần
chúng nhân dân, bởi nhân dân có thói quen tích cóp, dự trữ vàng từ rất lâu, và
cũng giống như bất kỳ hoạt động thương mại khác, kinh doanh vàng nếu không đúng
quy định cũng bị xử lý vi phạm theo quy định, cụ thể:
-
Đối với tổ chức: Trường hợp sản phẩm kinh doanh vàng tại cửa hàng không có hoá
đơn, chứng từ theo quy định được xác định là hàng hoá “nhập lậu” trái phép hoặc
hàng hoá giả nhãn hiệu sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu theo quy định tại các
Nghị định xử phạt của Chính phủ (Nghị định số 99/2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định số 98/2020 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng….)
- Đối với người dân: Theo quy định hiện hành đối
với vàng trang sức, mỹ nghệ thì người dân thực hiện mua bán tại các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ trên cả nước; đối với vàng
miếng thì người dân chỉ được thực hiện mua bán tại các tổ chức tín dụng và
doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.
người dân có hành vi mua bán vàng miếng tại các tổ chức, doanh nghiệp không được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng
sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong
trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần khi mua bán vàng miếng với tổ chức
tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng (Điều
24, Nghị định số 88/2019/NĐ-CP).
Như vậy, việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng thực chất là việc tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường vàng nhằm mục tiêu phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, không để vàng hoá nền kinh tế, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô và việc điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời cũng là đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, khi không có nơi cung cấp hàng giả thì người dân cũng không bị mua phải hàng giả, do đó người dân cần hiểu và thực hiện cho đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động kinh doanh vàng./.