NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TÀ ĐẠO TRÊN ĐỊA BÀN HIỆN NAY
Trong những năm qua, ở Việt Nam xuất hiện một số tà đạo và phát triển mạnh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nhất là địa bàn Tây Bắc, Tâ...
Trong những năm
qua, ở Việt Nam xuất hiện một số tà đạo và phát triển mạnh ở vùng nông thôn,
vùng sâu vùng xa, nhất là địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Các tổ chức
này đã thu hút được một số lượng người tin theo, trong đó có tà đạo đã lôi kéo
hàng nghìn người tham gia, sinh hoạt tại nhiều địa phương, như: Tin lành Đề Ga,
Hà Mòn, Dương Văn Mình, “Giê Sùa, “Bà Cô Dợ”, Pháp Luân Công và đặc biệt gần
đây là tà đạo Hội Thánh đức Chúa Trời, dù mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam chưa
lâu, song, đã phát triển mạnh và hoạt động bất hợp pháp ở nhiều tỉnh, nhiều địa
phương trên cả nước. Hoạt động của các tà đạo đã tác động tiêu cực đến đời sống
kinh tế, văn hóa và tình hình an ninh, trật tự ở một số địa phương Một số tà đạo
bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động hoạt động chống chính quyền
nhân dân; thuyết giảng “kinh sách” có nội dung phê phán, đi ngược lại với văn
hóa truyền thống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, chi rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc, làm phức tạp tình hình ANCT-TTATXH tại đi phương.
Trong đó, trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn xuất hiện một số tà đạo như “Dương Văn Mình”, “Bà Cô Dợ”, “Hội
thánh đức chúa trời mẹ”, Pháp luân công. Hoạt động của tà đạo nói trên trái với
phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc, tuyên truyền mê tín dị đoan; xâm
hại đến tính mạng, sức khỏe; khống chế, lừa gạt người dân để trục lợi; gây mất
đoàn kết trong cộng đồng dân tộc, giữa các tôn giáo gia đình ly tán (khi bị gia
đình, người thân can ngăn, đối tượng đã bỏ người thân theo tà đạo).
Chẳng hạn, để
lôi kéo người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, nhằm trục lợi và khuếch
trương thanh thế cá nhân, Dương Văn Mình (đã chết 12/2021), tự xưng “chúa giáng
thế”, tuyên bố rằng: theo y cầu nguyện, không làm cũng có ăn, không học cũng biết
chữ, người già sẽ lột xác, ốm đau sẽ tự khỏi, nơi hành lễ là “nhà đòn”, thờ phụng
con ve sầu, chim én, con cóc gỗ thay vì thờ cúng tổ tiên như trước đây.
Hay như các đối tượng cầm đầu tà đạo “Giê Sùa” (Hờ Chá Sùng), tà đạo “Bà Cô Dợ” (Vũ Thị Dợ) đã tuyên truyền cho một bộ phận đồng bào dân tộc Mông ở các tỉnh Tây Bắc rằng: “theo đạo “Giê sùa”, đạo “Bà Cô Dợ” khi có chiến tranh, thiên tai thì sẽ được đưa đến đất nước của Chúa sinh sống; kêu gọi người Mông phải đoàn kết để chung tay xây dựng đất nước riêng của người Mông…”. Thực chất, “Dương Văn Mình”, “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đều mang màu sắc của tà đạo, trái hoàn toàn với đạo lý truyền thống văn hóa dân tộc, đã bị các thế lực thù địch lợi dụng gây xáo trộn cuộc sống của người dân, gây mất an ninh, trật tự ở một số địa phương.
Từ thực tiễn hoạt
động của các tà đạo trong thời gian vừa qua, có thể nhận diện các tà đạo dựa
vào một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Về lý thuyết,
“giáo lý”, “giáo luật”: Chủ yếu được chắp vá, pha tạp, cải biên, xuyên tạc từ một
số điều trong lý thuyết, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo truyền thống, đã
hình thành từ lâu, nên có những lời khuyên, điều răn dạy hướng thiện, giúp xoa
dịu, an ủi con người về mặt tinh thần trước những bất hạnh, khó khăn gặp phải
trong cuộc sống (đây là yếu tố làm cho tà đạo có thể tồn tại). Tuy nhiên, có một
số tà đạo có nội dung giáo lý trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, phản văn
hóa, phản khoa học như khuyên người ốm không dùng thuốc, chỉ cần cúng, dâng
hoa, cầu nguyện, dùng “nước thánh”, “thuốc phật”..., trái với quy luật tự
nhiên; lợi dụng các tà thuyết về “ngày tận thế” hoặc gắn với các nhu cầu về sức
khỏe để lôi kéo, mê hoặc, khống chế quần chúng.
- Về mục đích hoạt
động: Hầu hết các tà đạo đều có chung mục đích là phục vụ lợi ích của người cầm
đầu “giáo chủ” (người sáng lập) và một số đối tượng cốt cán, tay chân của họ nhằm
thu về kinh tế thông qua thu lệ phí “quy y”, bán “sắc phong”, “bùa”, bán sách,
bài giảng, “thuốc chữa bệnh”... Đáng chú ý, các thế lực thù địch, phản động tạo
dựng hoặc lợi dụng “tà đạo” như là công cụ để tuyên truyền, tập hợp, thu hút
người vào các hoạt động chống chính quyền.
- Về nghi lễ
hành đạo: Mang nặng yếu tố mê muội, mê tín dị đoan, lừa bịp, phản khoa học trái
với những nghi lễ truyền thống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc hay thần
thánh hóa lãnh tụ, các bậc thánh hiền, danh nhân, anh hùng dân tộc
- Về cách hoạt động:
Thường thiên về hoạt động thực tiễn, nhưng lén lút, thường xuyên thay đổi địa
điểm nhằm tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng; lợi dụng sơ hở của
pháp luật, trong công tác quản lý của chính quyền cơ sở để tuyên truyền phát
triển “đạo”; tán phát tài liệu tuyên truyền ở trên mạng Internet hay ở những
nơi công cộng, nơi tập trung đông dân cư; lợi dụng những vùng đồng bào trình độ
nhận thức còn thấp, điều kiện sống, chăm sóc sức khỏe còn khó khăn để dụ dỗ, lừa
bịp, khống chế, lôi kéo theo “đạo”. Điển hình như đối với tà đạo “Bà Cô Dợ” thường
sử dụng các đoạn video clip quay các buổi sinh hoạt của điểm nhóm ở Mỹ và phát
trực tiếp trên mạng xã hội Facebook, kênh Youtube để giới thiệu, hướng dẫn
mọi người sử dụng điện thoại, máy tính bảng… kết nối Internet vào xem trực tuyến
và làm theo hướng dẫn.
- Về đối tượng
tin theo: Phần lớn người tin theo các tà đạo là những người gặp rủi ro, bế tắc
trong cuộc sống, do ốm đau, bệnh tật, nghèo khó; những người có trình độ văn
hóa thấp, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cũng
có những tà đạo do biết khai thác, lợi dụng, tạo vỏ bọc xuyên tạc các sự kiện
thực tế (dịch bệnh, thiên tai, hiểm họa môi trường...) để tiến hành, tiếp tay cho
hoạt động của tà đạo.
Trong khi đất nước
ta đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì những hoạt động của tà đạo là sự cản trở
không nhỏ khiến cho đông đảo người dân bất bình, phản đối. Ngoài những hậu quả
tiêu cực về sức khỏe, tinh thần, xâm phạm tài sản và nhân phẩm con người, về trật
tự xã hội, tuyên truyền mê tín dị đoan mà các tà đạo trực tiếp hay gián tiếp
gây ra, tà đạo còn làm này sinh những mâu thuẫn ngay trong từng gia đình, dòng
họ, những người theo và không theo đạo. Cũng như các hoạt động bình thường khác
của xã hội, mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều phải tuân thủ Hiến pháp, pháp
luật Việt Nam; nghiêm cấm bất kỳ ai lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật. Hoạt động
tôn giáo phải có sự quản lý để bảo đảm hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và tuân
thủ luật pháp. Không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích
quốc gia, dân tộc./.