Cảnh báo về lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Thời gian gần đây, tại Ba Bể có trường hợp người dân do nhẹ dạ, cả tin bị dối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng (viễn ...
Thời gian gần đây, tại Ba
Bể có trường hợp người dân do nhẹ dạ, cả tin bị dối tượng lừa đảo chiếm đoạt
tài sản qua không gian mạng (viễn thông,
internet, mạng xã hội Facebook, Zalo...) gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức
xúc trong dư luận xã hội.
Trong đợt cao điểm tấn
công trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự tết nguyên dán Quỹ Mão 2023, Công
an huyện Ba Bể tiếp nhận, giải quyết 02 vụ việc liên quan đến lừa đảo qua không
gian mạng. Cụ thể:
- Ngày 10/12/2022, chị
N.T.T trú tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể đăng
nhập vào mạng xã hội Facebook có đọc được nội dung bài liên quan đến vay vốn online, do có nhu cầu tiên chị N.T.T đã
tìm hiểu và được các đối tượng gọi điện
hướng dẫn làm thủ tục vay, sau khi hoàn thiện thủ tục, đối tượng thông báo số tài khoản vừa đăng ký không hợp lệ và
yêu cầu chị N.T.T chuyển tiền vào số tài
khoản do đối tượng cung cấp để xác minh tính chân thực của tài khoản ngân hàng. Vì tin tưởng, chị N.T.T đã
chuyển hơn 100 triệu đồng vào tài khoản
của đối tượng, sau một thời gian không thấy đối tượng trả lời, số tiền hỏi vay cũng không được, gọi lại số điện thoại đều
không liên lạc được nên biết mình đã bị
lừa và đến Cơ quan điều tra trình báo sự việc.
- Ngày 16/12/2022, chị
H.T.P trú tại xã Địa Linh, huyện Ba Bể nhận diện thoại của người lạ, giới thiệu là cán bộ Công
an đang điều tra vụ án hình sự, trong vụ
án có đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng có mang tên H.T.P thực hiện hành vi phạm tội, do trước đây chị H.T.P có đăng
ký tài khoản ngân hàng nhưng lâu không sử
dụng đến nên chị H.T.P đã tin và làm theo yêu cầu của đối tượng, hậu quả là chị H.T.P đã chuyển hơn 90 triệu đồng
số tiền có trong tài khoản mà chị tích
góp được. Sau đó các đối tượng tiếp tục yêu cầu chị chuyển thêm tiền, biết mình
đã bị lừa nên chị H.T.P đã trình báo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Bể giải quyết.
Tình trạng tội phạm công
nghệ cao giả mạo cơ quan chức năng (Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Ngân
hàng...) gọi điện đến các thuê bao điện thoại di động của người dân để lừa khách hàng (trúng
thưởng, người thân gửi quà từ nước ngoài
về, mời chào, lôi kéo tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch ảo, vay tiền online...) truy cập hiện cũng có chiều
hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Mặc
dù trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tuyên truyền, cảnh báo về việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng viễn
thông, mạng xã hội, về tội phạm công nghệ
cao nhưng trên thực tế, với những chiêu trò vô cùng tinh vi của bọn lừa đảo thì số người bị “sập bẫy” vẫn không
ngừng gia tăng.
Nguyên nhân của các vụ lừa
đảo trên không gian mạng hiện nay do một bộ phận nhỏ người dân chưa hiểu biết,
nhận thức pháp luật còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp
cận với công nghệ và nhẹ dạ cả tin, hám lợi...
để tội phạm có cơ hội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng với đó, một số văn bản
quy phạm pháp luật trên một số lĩnh vực liên quan còn thiếu đồng bộ, công tác
quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực còn tồn tại sơ hở, thiếu sót nên tội phạm lừa đảo lợi dụng hoạt động.
Từ thực tế phức tạp của hoạt
động lừa đảo hiện nay, Công an huyện Ba Bể
khuyến cáo:
- Người dân không công
khai các thông các tin cá nhân lên các trang
mạng xã hội, cần chọn lọc những thông tin có thể chia sẻ công khai,
thông tin giới hạn người xem.
- Cảnh giác những chiêu
trò nhận thưởng qua mạng mà yêu cầu nạp tiền
thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục
nhận thưởng; tìm hiểu kỹ thông tin khi kết
bạn với những người lạ trên mạng xã hội,
đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tặng số tiền lớn, những món quà đắt
tiền.
- Đối với các tin nhắn qua
mạng xã hội, qua diện thoại, người quen, bạn
bè nhờ mua thẻ cào điện thoại, nhờ chuyển tiền hộ, cần gọi điện trực tiếp
để xác nhận thông tin với người nhà,
không trao đổi qua tin nhắn.
Dù có nhiều nguyên nhân
khác nhau, nhưng phải thừa nhận rằng mấu chốt của những thủ đoạn lừa đảo là
đánh vào lòng tham của nhiều người, cũng như sự nhẹ dạ, cả tin, thiếu cảnh
giác. Do đó, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để đấu tranh ngăn
chặn, xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo thì chính mỗi chúng ta cũng cần phải tự nâng cao sự cảnh
giác, trình độ hiểu biết pháp luật, công
nghệ để tránh “sập bẫy” trước các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi hiện nay.
Để tiếp tục đấu tranh,
phòng ngừa hiệu quả các loại tội phạm này,
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Bắc Kạn đưa ra các hình thức mà
các đối tượng thường lửa đảo trên không
gian mạng:
1. Lừa đảo gửi quả, tiền từ
nước ngoài về Việt nam.
2. Giả danh cán bộ cơ quan
Nhà nước gọi điện để lừa đảo.
3. Lừa vay tiền online.
4. Giả người thân nhờ chuyển
tiền, vay tiền.
5. Giả mạo tuyển cộng tác
viên bán hàng online, làm nhiệm vụ.
6. Kinh doanh đa cấp trên
các sàn giao dịch tiền ảo, sàn ngoại hối chưa được cấp phép.
7. Lừa đảo mua bán người.
8. Gọi video có hình ảnh của
lãnh đạo, người quen để lừa đảo.
Đề nghị người dân cảnh
giác, nâng cao ý thức tự phòng, tự giữ gìn, bảo vệ tài sản, không nên tin vào
các chiêu trò, các tin nhắn mang lại lợi ích, tin nhắn đe dọa... của các đối tượng hoạt động lừa
đảo chiếm đoạt tài sản và thông báo ngay
cho cơ quan Công an nơi gần nhất khi gặp các trường hợp nêu trên.
Nguồn: Công an tỉnh Bắc Kạn