Quy trình kiểm tra nồng độ cồn khép kín - nói không với oan sai
Theo khoản 8, điều 4 luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, và khoản 6 điều 5 luật Phòng, chống tác hại của rượu, bi...
Theo
khoản 8, điều 4 luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, và
khoản 6 điều 5 luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, có quy định
"điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn là hành vi bị nghiêm cấm". Tùy vào nồng độ cồn mà cảnh sát giao thông
sẽ có những mức xử phạt khác nhau, mức phạt và nồng độ bị phạt được quy định
tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi, bổ sung
bởi Nghị định 123/2021, trong đó, quy định mức nồng độ cồn thấp nhất có thể bị
xử phạt là nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt
quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Trên thực
tế những trường hợp bị lực lượng CSGT dừng xe thổi nồng độ cồn đều được thực
hiện đầy đủ các quyền công dân như phản hồi, giải thích, thắc mắc theo Luật xử
lý vi phạm hành chính. Mọi quyết định xử phạt phải là sự nhất trí của các bên
liên quan, vậy thử hỏi nếu oan sai thì ở đâu? Với ai? và Như thế nào? theo như
các luận điệu xuyên tạc của số đối tượng thù địch có tư tưởng phá hoại lan
truyền trên các trang mạng.
Thời gian
qua có thể xảy ra những trường hợp không uống rượu bia khi thổi nồng độ cồn vẫn
cho kết quả có nồng độ cồn. Đó là những trường hợp ăn hoặc uống những đồ ăn
thức uống có ga, hoặc lên men… Tuy nhiên, không như với rượu bia, hàm lượng cồn
(ethanol) do các loại đồ uống và thực phẩm khác tạo nên trong cơ thể rất thấp
và dễ bay hơi, nên sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn. Nồng độ
cồn trong máu/khí thở phụ thuộc vào cả các yếu tố, như cân nặng của người uống,
tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống; cũng không có ngưỡng phân rã rượu
bia chung cho tất cả mọi người. Trong trường hợp người dân nghi ngờ kết quả đo
nồng độ cồn không chính xác lực lượng chức năng luôn tạo điều kiện để người dân
uống nước, ngồi nghỉ 10-15 phút, và thực hiện thổi lại nồng độ cồn để chứng
minh bản thân không vi phạm.
Bên cạnh
đó, việc kết luận nồng độ cồn trong khí thở không chỉ theo thiết bị đo nồng độ
cồn. Lực lượng kiểm tra chỉ thực hiện đo khi xác định đối tượng có dấu hiệu vi
phạm nồng độ cồn. Tùy từng trường hợp cụ thể, lực lượng CSGT sẽ xem xét kỹ
lưỡng, tránh xử lý oan sai. Trường hợp người được đo không đồng ý với kết quả, vẫn
còn nghi ngờ thì có thể tiến hành bước thứ 2 là thử máu (Theo Thông tư liên
tịch 26/2014/TTLT-BCA, chi phí xét nghiệm do người vi phạm chi trả. Nếu kết quả
xét nghiệm trong máu không có nồng độ cồn thì người tham gia giao thông sẽ
không bị lập biên bản vi phạm và không phải trả chi phí xét nghiệm), nên không
thể có chuyện nhầm lẫn như nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, cũng khuyến cáo
người dân chỉ nên xét nghiệm khi chắc chắn không uống rượu bia. Vì khi đã uống
rượu bia thì kết quả xét nghiệm máu chắc chắn sẽ có nồng độ cồn tương đương bởi
khi uống rượu bia ít hay nhiều sẽ thể hiện rất rõ trong kết quả xét nghiệm máu.
Đồng nghĩa nếu uống rượu bia mà đi xét nghiệm máu thì chỉ làm mất thời gian và
tiền bạc của người vi phạm. Chắc chắn nếu được nghe giải thích đến đây, 100%
các trường hợp đồng ý với biên bản xử phạt, lý do thì ai cũng rõ.
Khép lại
vấn đề trên bằng phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ pháp chế
Bộ Y tế cho biết: “Những quan điểm lo ngại ăn hoa quả bị xử phạt oan và đề nghị
nới rộng khung nồng độ cồn xử phạt chỉ là biện luận, làm sai lệch nhận thức về
tính nghiêm minh của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn
giao thông đường bộ”.