Người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng bền vững từ chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước

  Ảnh minh họa Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt...

 

Ảnh minh họa

Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2023. Quyết định có 16 điều quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.

Theo đó, về điều kiện được vay vốn: Người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn phải có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội. Về mức vốn cho vay: Đối với vay vốn để đào tạo nghề mức cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù; Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm. Người chấp hành xong án phạt tù mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù. Cơ sở sản xuất kinh doanh mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay bằng với lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ... Đây là chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước không chỉ giúp người chấp hành xong án phạt tù có việc làm, kế sinh nhai mà còn giúp họ có điều kiện phát triển bình đẳng như các cá nhân khác trong cộng đồng, tái hòa nhập cộng đồng.

Từng lầm lỡ, vào đầu tháng 01/2021, anh Nguyễn Văn Đ ở xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn đã được trở về với gia đình sau thời gian chấp hành án phạt tù. Khó khăn lớn nhất trong việc tái hòa nhập cộng đồng của anh là không có vốn để tự sản xuất, kinh doanh. Đang lúc khó khăn, thông qua Chính quyền địa phương và Công an xã anh được vay với số tiền là 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư, mua cây giống phát triển trồng cây lâm nghiệp trên đất rừng của gia đình. Anh Đ chia sẻ: “Tôi rất phấn khởi khi được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trong lúc gia đình khó khăn không biết lấy tiền ở đâu để làm ăn. Tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước, cảm ơn Chính quyền địa phương và Công an xã đã tạo điều kiện cho tôi được vay vốn, tôi nhất định sẽ phát triển kinh tế từ số tiền được vay, sẽ cố gắng làm ăn trả nợ đúng hạn, làm lại cuộc đời”.

Cũng như hoàn cảnh anh Đ, anh Phùng Văn H ở xã Thanh Vận huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã được trở về với gia đình sau thời gian chấp hành án phạt tù. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có vốn để tự sản xuất, kinh doanh, thông qua Chính quyền địa phương và Công an xã anh H được vay với số tiền là 70 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để cùng gia đình đầu tư, mua cây giống phát triển trồng cây lâm nghiệp trên đất rừng của gia đình…

Tính đến 30/6/2024 Công an tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh rà soát, thẩm định đối tượng có nhu cầu vay vốn đã thực hiện cho 28 trường hợp vay vốn với số tiền trên 2 tỷ đồng để đầu tư, kinh doanh phát triển kinh tế ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách nhân văn này, trong thời gian tới Công an tỉnh Bắc Kạn sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Uỷ ban nhân dân các cấp, các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách triển khai thực hiện tốt các quy trình, thủ tục cho vay đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng tạo điều kiện, thuận lợi để người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để làm ăn, kinh doanh, phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Qua đó, góp phần ngăn ngừa và hạn chế người chấp hành xong án phạt tù tái phạm tội, bảo đảm tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội đem lại cuộc sống bình yên trên địa bàn.

Related

Bắc Kạn 8597771529747324080

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item