SỰ NGUY HIỂM CỦA “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI

  Trong khi nhân dân mong muốn một cuộc sống hòa bình, thì một số thế lực lại âm mưu gây ra hỗn loạn. Trong đó, phi chính trị hóa lực lượng ...

 Trong khi nhân dân mong muốn một cuộc sống hòa bình, thì một số thế lực lại âm mưu gây ra hỗn loạn. Trong đó, phi chính trị hóa lực lượng quân đội ” là một trong những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng thường xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Kêu gọi xóa bỏ hệ thống tổ chức đảng và cán bộ tham gia phụ trách công tác Đảng trong quân đội, đặc biệt là kêu gọi xây dựng quân đội “trung lập”, không lệ thuộc một khuynh hướng chính trị, một đảng phái nào.

Để hiểu rõ sự tác động sâu sắc khi “ Phi chính trị hóa lực lượng quân đội ” xảy ra, ta có thể nhìn vào một số sự kiện gần đây tại các quốc gia láng giềng và trên thế giới. Tiêu biểu là 2 quốc gia Bangladesh và Myanmar, quân đội đã đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc đảo chính, bất chấp những tuyên bố về "phi chính trị hóa":

Trong đêm tối của cuộc khủng hoảng, khi dân tộc Myanmar đang chìm đắm trong nỗi sợ hãi, quân đội - vốn được xem là lá chắn bảo vệ đất nước - lại bất ngờ trở thành mũi nhọn đâm xuyên vào trái tim dân chủ. Với tham vọng quyền lực, họ đã cắt đứt sợi dây liên kết giữa quân đội và nhân dân, biến những người lính dũng cảm thành công cụ để duy trì một chế độ độc tài tàn bạo. Liệu có ai có thể tưởng tượng ra một kịch bản đau lòng hơn khi chính những người được giao trọng trách bảo vệ đất nước lại trở thành kẻ thù của chính nhân dân mình? Sự kiện quân đội Myanmar tiến hành đảo chính vào năm 2021 đã phơi bày nguy cơ tiềm ẩn khi một lực lượng vũ trang không chịu sự ràng buộc chặt chẽ của các thể chế dân sự. Việc lợi dụng khoảng trống quyền lực và sự thiếu minh bạch trong quá trình ra quyết định đã cho phép quân đội trở thành công cụ để duy trì quyền lực, bất chấp sự phản đối của đa số người dân.

Mới đây nhất ngày 03/12/2024 sự kiện “Thiết quân luật” tại Hàn Quốc cho thấy ngay cả những quốc gia dân chủ và phát triển cũng không thể tránh khỏi sự can thiệp của quân đội vào chính trị khi có những yếu tố khủng hoảng nội bộ tác động đến suy nghĩ và hành động.

Tại Bangladesh, quân đội đứng ngoài chính trị cũng đã gây ra một thảm họa tương tự. Việc quân đội nước này tuyên bố không bảo vệ chính quyền bà Sheikh Hasina đã dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền hợp pháp. Banglades sau đó rơi vào cảnh hỗn loạn, khi mà quân đội và cảnh sát không thể can thiệp, để cho các nhóm chính trị biểu tình, thanh trừng lẫn nhau trên mọi con phố tại đất nước. Gây ra sự suy giảm kinh tế trầm trọng tại quốc gia này.


Những sự kiện trên chỉ ra rằng khi quân đội không gắn bó chặt chẽ với chính trị, không có sự lãnh đạo nhất quán của một Đảng cầm quyền, thì nguy cơ đảo chính và sự bất ổn về chính trị là điều khó tránh khỏi.

Có thể thấy: Nếu tách rời quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng, đó chẳng khác nào tước đi con tim của một cơ thể sống, khiến cả cơ thể trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương trước mọi đòn tấn công của kẻ thù. Lịch sử hào hùng của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý: Đảng ta và Quân đội ta là một khối thống nhất, không thể tách rời. Chính sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã đưa quân đội ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. Để xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh. Quân đội Nhân dân Việt Nam cần tiếp tục giữ vai trò là lực lượng vũ trang, chính trị luôn vững mạnh, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước. Xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam; lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập 22 tháng 12 năm 1964 “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item