Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh từ mỗi cán bộ, đảng viên
“Thanh đảng là thanh trừng, đấu đá nội bộ” - đó là luận điệu nhằm xuyên tạc chủ trương của Đảng ta về việc xử lý cán bộ, đảng viên sai p...
“Thanh đảng là thanh trừng, đấu đá nội bộ” - đó là luận điệu nhằm xuyên
tạc chủ trương của Đảng ta về việc xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm, mắc khuyết
điểm.
Có thể
thấy rõ đa phần các luận điệu sai trái,
thù địch đều nhằm vào việc xử lý cán bộ vi phạm kỷ luật tập trung xoay quanh
hai luồng ý kiến như sau:
- Thứ nhất, quá tập trung vào
xử lý cán bộ sai phạm sẽ làm "nhụt chí", "chùn bước" những
người dám nghĩ, dám làm và "cản trở" quá trình phát triển của đất
nước. Ý kiến này cố tình tỏ ra lo ngại trước sự quyết liệt của Đảng, Nhà nước
ta khi xử lý những cán bộ, đảng viên mắc sai phạm, trong đó có cả cán bộ lãnh
đạo cấp cao và cho rằng nếu tình trạng này kéo dài thì "không ai còn dám
nghĩ dám làm nữa".
- Thứ hai, việc xử lý cán bộ
sai phạm ở nước ta thời gian qua thực chất là "thanh trừng bè phái",
"đấu đá nội bộ" hoặc đó chỉ là "hạ bệ", "triệt
tiêu" những người không cùng phe cánh, bè phái, “nhóm lợi ích”. Luận điệu
này một phần xuất phát từ những đối tượng hạn chế về nhận thức, thiếu thông
tin, không có niềm tin với quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước; nhưng phần lớn xuất
phát từ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch muốn xuyên tạc, phủ nhận
những nỗ lực của Đảng ta trong công tác xây dựng đảng.
Thực tế cho thấy, trong suốt thời gian qua, việc cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao bị xử lý sai phạm theo nguyên tắc của Đảng và các quy định pháp luật diễn ra quyết liệt và có sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ; được thực hiện một cách dân chủ, công bằng, công khai đã tạo sự đồng thuận trong xã hội, được người dân đồng tình ủng hộ, củng cố niềm tin vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, đây chính là vấn đề quan trọng cấp thiết trong công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng hiện nay, góp phần xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, vì sự phát triển của đất nước. Do đó, những luận điệu trên của các thế lực thù địch, đối tượng cơ hội chính trị là hoàn toàn sai trái.
Những nỗ lực của Việt Nam trong
xử lý cán bộ sai phạm do tham nhũng, tiêu cực được thể hiện rõ cả trong quan
điểm chỉ đạo và thực tiễn triển khai. Về quan điểm chỉ đạo, trong các giai đoạn đất nước đổi mới đến nay, qua các nhiệm kỳ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành những văn bản liên quan đến công tác cán bộ, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Đảng viên vững mạnh sẽ xây dựng Đảng vững mạnh
Tiêu biểu là Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay";
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội
bộ"...; Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết
ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa”. Từ đó đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng và phát huy hiệu quả trong thực
tiễn, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến xử
lý các sai phạm của cán bộ do tham nhũng, tiêu cực như Luật Phòng, chống tham
nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí… Đây là căn cứ chính trị, pháp
lý quan trọng để xử lý những cán bộ mắc sai phạm. Bên cạnh đó, góp phần tăng
cường kỷ cương, kỷ luật đảng, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra,
truy tố, xét xử cũng được chỉ đạo quyết liệt; tạo nên những bước chuyển biến rõ
rệt trong việc phát hiện, xử lý sai phạm của cán bộ, đảng viên.
Về thực tiễn triển khai, việc
xử lý cán bộ sai phạm ở nước ta hiện được thực hiện theo đúng phương châm
"không có vùng cấm", "không có ngoại lệ". Bằng chứng là,
thời gian qua nhiều vụ án nghiêm trọng được coi là “đại án tham nhũng, kinh tế”
đã được đưa ra xét xử nhanh chóng, đúng người đúng tội, khắc phục hậu quả kịp
thời, giảm thiểu đáng kể tình trạng án đọng kéo dài gây bức xúc trong dư luận
xã hội.
Song
song với hành động quyết liệt trong xử lý nghiêm những sai phạm của cán bộ,
đảng viên, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định rằng cán bộ “dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm” phải được khuyến khích, bảo vệ. Quan điểm đó được thể hiện
rõ trong Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám
chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung
được khuyến khích, bảo vệ kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo trình tự, thủ tục
theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đây là cuộc đấu tranh chống
tiêu cực, bài trừ sai phạm, không phải là cuộc đối đầu giữa các "phe
cánh" hay "đấu đá nội bộ", "thanh trừng bè phái"… như
luận điệu xuyên tạc với mưu đồ, dụng ý xấu. Có thể thấy rõ, việc xử lý những
cán bộ sai phạm không những không làm cản trở sự phát triển của cán bộ, của đất
nước như một số quan điểm bày tỏ lo ngại mà còn tạo thêm nhiều động lực, điều
kiện thuận lợi mới cho sự phát triển của đất nước.
Như lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ
là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán
bộ tốt hoặc kém”. Mỗi cán bộ, đảng viên cần
tiếp tục thấm nhuần di chúc của Bác “Đảng ta là một đảng cầm
quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” tự giác học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ quyết tâm lớn của Đảng, Nhà
nước trong việc xử lý cán bộ sai phạm cho thấy tính tất yếu của việc xây dựng,
chỉnh đốn đảng càng phải thực hiện thường xuyên hơn; đồng thời cũng đặt ra yêu
cầu đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần tự giác: "tự
soi", "tự sửa", "tự chịu trách nhiệm" trước những việc
làm của mình để góp phần xây dựng đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong
sạch, vững mạnh toàn diện.