Những hệ lụy đối với người lao động khi rút Bảo hiểm xã hội một lần

BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần   thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn...

BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần  thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chế, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (Theo Khoản 1, Điều 3, Luật BHXH năm 2014). Trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến tình trạng cắt giảm lao động. Tình trạng người lao động mất việc làm đã gia tăng số lượng người rút BHXH một lần. Phần lớn người lao động hiện nay có thu nhập thấp, không có tích lũy, gia đình có con nhỏ, nên nhu cầu chi tiêu để trang trải cuộc sống, rút BHXH để giải quyết những khó khăn trước mắt. Hơn nữa một bộ phận người lao động nhận thức về việc tham gia BHXH còn hạn chế, chính sách cởi mởi, tạo điều kiện cho người lao động dẫn đến tình trạng rút BHXH gia tăng;

Theo thống kê của BHXH tỉnh Bắc Kạn, năm 2023 đã giải quyết cho hơn 3.726 trường hợp hưởng BHXH một lần với số tiền chi trả trên 97 tỷ đồng tăng 24,15% lượt hồ sơ so với cùng kỳ năm 2022; chỉ tính trong 5 tháng đầu năm 2024 đã giải quyết cho hơn 1484 trường hợp với số tiền 46 tỷ đồng. Trong năm có 74 trường hợp ủy quyền nhận tiền qua tài khoản người khác, với tổng số tiền chi trả trên 1,8 tỷ đồng, chưa phát hiện trường hợp nào giả mạo hồ sơ hưởng BHXH một lần không đúng quy định. - Số người đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần trong những năm qua đều là người lao động của địa phương nhưng công tác, lao động và tham gia BHXH tại các địa phương khác (chiếm tỷ lệ trên 70%). Chủ yếu là hồ sơ đề nghị giải quyết thuộc trường hợp sau 1 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH.

* Những hệ lụy đối với người lao động

- Không còn trong hệ thống BHXH được Nhà nước, tổ chức thực hiện và bảo hộ.

- Người lao động Mất cơ hội hưởng lương hưu, nguồn thu nhập ổn định, hữu ích khi về già

- Số tiền nhận được ít hơn so với số tiền đóng vào Quỹ BHXH: Hiện nay, theo quy định của pháp luật, tổng mức đóng BHXH là 22% mức tiền lương tháng, trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%; tổng mức đóng vào quỹ BHXH hằng năm bằng 2,64 tháng lương. Nếu hưởng BHXH một lần thì người lao động chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cho một năm tham gia BHXH. Như vậy, người lao động mất đi 0,64 tháng lương mỗi năm

- Mất đi cơ hội được nhận thẻ BHYT miễn phí đến hết tuổi lao động với mức được chi trả lên đến 95%.

- Thân nhân người lao động không được hưởng chế độ tử tuất khi không may người lao động qua đời: Nếu người đang hưởng lương hưu không may qua đời thì người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người hưởng lương hưu qua đời và thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng hoặc một lần



Theo BHXH tỉnh Bắc Kạn, trước khi quyết định rút BHXH một lần người lao động cần cân nhắc nghĩ đến các quyền lợi được hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động. Trong thời gian tới đây người lao động dễ dàng được tiếp cận và thụ hưởng lương hưu khi Nhà nước sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm. Và xây dựng hệ thống BHXH đa dạng nhằm tạo điều kiện tối ưu cho người lao động dễ dàng tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi của chế độ hưu trí lâu dài.


Related

Bắc Kạn 4899376307072632716

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item