BÁO CÁO NHÂN QUYỀN CỦA EU ĐỐI VỚI VIỆT NAM LÀ THIỂN CẬN, THIẾU THUYẾT PHỤC
Ngày 29/5, Liên minh Châu Âu (EU) đã công bố báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023. Trong bản báo cáo này, E...
https://cainhindachieu.blogspot.com/2024/06/bao-cao-nhan-quyen-cua-eu-oi-voi-viet.html
Ngày 29/5, Liên minh Châu Âu (EU) đã công bố báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023. Trong bản báo cáo này, EU đã đưa ra một số nhận định, đánh giá không đúng về việc bảo đảm thực thi quyền con người ở Việt Nam. EU cho rằng, không gian xã hội dân sự ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời, kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Những đánh giá này dựa trên tiêu chuẩn của châu Âu, không phù hợp với bối cảnh văn hóa và xã hội của Việt Nam. Mỗi quốc gia có hệ thống chính trị và điều kiện phát triển riêng, không thể áp đặt tiêu chuẩn của nước này lên nước khác.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Hùng Hải, Phó Viện trưởng Viện Quyền Con người, ở Việt Nam không hình thành mạng lưới những người hoạt động nhân quyền. Song những người đấu tranh cho nhân quyền, bảo vệ cho nhân quyền nếu đúng thực sự, thực chất thì luôn được hoan nghênh và ủng hộ. Nhưng lợi dụng vấn đề nhân quyền để phá hoại sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, cũng như phá hoại việc bảm đảm thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay thì phải kiên quyết đấu tranh: "Ở Việt Nam không hình thành đội ngũ những nhà hoạt động nhân quyền, mà mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ tích cực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người. Cũng như bao quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam xây dựng hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người, chống lại những hành vi xâm hại quyền con người. Theo đó, mọi hành vi xâm hại quyền con người phải được xử lý theo đúng pháp luật. Việt Nam ủng hộ các hành vi tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Do vậy, ai đó nói rằng, ở Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền là bịa đặt, không đúng thực tế, không phù hợp với quá trình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay"
Lâu nay, các nước phương Tây thường rêu rao cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “quyền lực nhà nước ở một quốc gia không được đàn áp nhân quyền”. Về thực chất, quan điểm này đã đối lập quyền con người với chủ quyền. Họ lập luận một cách phi lý rằng, vấn đề quyền con người không thuộc công việc nội bộ của một nước. Thậm chí, một số nước phương Tây còn quy chụp rằng “việc Việt Nam nhấn mạnh chủ quyền quốc gia cao hơn tất cả, trên thực tế là lấy danh nghĩa duy trì chủ quyền quốc gia để duy trì quyền lực thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Họ còn rêu rao rằng, tuyệt đối hóa tầm quan trọng của chủ quyền quốc gia là sai lầm và ngụy biện bằng viện dẫn báo cáo về an ninh con người của một số tổ chức quốc tế, như Báo cáo phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cũng nhấn mạnh bảo đảm an ninh cá nhân, mà coi nhẹ, không đề cập đến an ninh quốc gia.
Tóm lại, hiện nay một số nước phương Tây vẫn đưa ra những quan điểm về quyền con người thiếu căn cứ cả về phương diện lý luận và thực tiễn, không phù hợp với các quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền con người, trong đó có Hiến chương của Liên hợp quốc. Việc đấu tranh với các quan điểm sai trái này phải được thực hiện một cách đồng bộ trên nhiều mặt trận thông qua các phương thức đa dạng, như chính trị, tư tưởng, pháp lý,... gắn chặt giữa bảo đảm quyền con người với bảo vệ quyền người