Cần hiểu đúng và thực hiện nghiêm chỉnh hiệu lệnh của đèn tín hiệu, biển báo giao thông tại ngã tư, vòng xuyến
Thời gian gần đây, trên nền tảng mạng xã hội xuất hiện một số thông tin, hình ảnh sai lệch phản ảnh người tham gia giao thông không tuân t...
Thời gian gần
đây, trên nền tảng mạng xã hội xuất hiện một số thông tin, hình ảnh sai lệch phản
ảnh người tham gia giao thông không tuân thủ luật giao thông đường bộ, tại những
điểm đặt biển đèn xanh, đèn đỏ mặc định rằng đèn đỏ phải dừng lại; một số khác lại có suy
nghĩ khi có đèn đỏ sẽ dừng lại, thậm chí những đoạn rẽ phải không có tín
hiệu đèn ưu tiên cho phép rẽ phải, người phía sau, bấm còi “ing ỏi”… Từ việc hiểu
chưa đúng hiệu lệnh của đèn tín hiệu, biển báo giao thông nên đã đăng tải những “status” và
giật các tít đề mang tính câu “view”, đưa ra những phán xét quy chụp không chính
xác về thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chức năng…., cho rằng những trường hợp
như nêu ở trên mà không bị nhắc nhở, giáo dục, xử lý…, làm nhiễu loạn thông
tin, ảnh hưởng xấu đến việc tuyên truyền luật giao thông đường bộ của các cơ
quan chức năng, cũng như uy tín của các cơ quan xử lý vi phạm pháp luật về
TTATGT, từ đó làm suy giảm niềm tin của trong Nhân dân đối với cơ quan chức
năng khi làm nhiệm vụ.
Đây là hình ảnh được đăng tải trên các trang mạng
xã hội:
Với các trường
hợp này, theo luật giao thông đường bộ, nếu tại những nút giao có đèn tín hiệu
biển báo mà không có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, thì sẽ thực hiện
theo hiệu lệnh đèn tín hiệu, biển báo giao thông. Trường hợp này, người tham
gia giao thông xin rẽ phải là đã thực hiện đúng theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
hiệu lệnh của biển báo hiệu; hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác
trên mặt đường khi có chỉ dẫn được phép rẽ phải. Việc cho rằng người tham gia
giao thông vượt đèn đỏ mà không bị xử lý là không đúng, bởi trong hình, người
tham gia giao thông đang thực hiện rẽ phải đúng hiệu lệnh theo quy định.
Tại các tuyến
phố, ngã ba, ngã tư có hệ thống đèn tín hiệu giao thông, đặt biển báo phụ “đèn
đỏ được phép rẽ phải”. Trường hợp này, cũng có không ít cá nhân chụp hình người
tham gia giao thông dừng xe chắn làn đường được phép rẽ phải và nhận thức rằng,
đó là đang chấp hành đúng theo luật giao thông đường bộ, như trường hợp hình ảnh
dưới đây.
Trường hợp người tham gia giao thông dừng
sai làn khi có hiệu lệnh đèn đỏ tại một nút giao thông của TP Bắc Kạn. Ảnh: Mạng
xã hội |
Không chỉ ở tỉnh
Bắc Kạn, mà rất nhiều địa phương khác, không ít người tham gia giao thông hiểu
chưa đúng về tình huống này, dẫn đến tình trạng đi đúng bị cho là sai; dừng sai
làn, lấn làn lại được cho là đúng, dẫn đến người phía sau bấm còi “ing ỏi” gây
mất an ninh trật tự. Đặc biệt có nhiều vụ tai nạn giao thông, khi người điều
khiển phương tiện dừng, đỗ không theo đèn tín hiệu giao thông hướng dẫn, hậu quả
khi gặp đối tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lái xe không tập trung hoặc đã sử dụng
các chất kích thích…, không quan sát gây ra những vụ tai nạn vô cùng thương
tâm.
Thời gian
qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn lực lượng Công an đã duy trì thường xuyên kiểm
soát tại các điểm ngã ba, ngã tư, qua đó kịp thời nhắc nhở hàng trăm trường hợp
vi phạm, xử lý nhiều cá nhân vi phạm giao thông đường bộ với những lỗi như: Rẽ
phải khi có đèn đỏ (nơi không đặt biển báo đèn đỏ được phép rẽ phải): Đối với
xe ôtô phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000.đ (Theo quy định điểm a khoản 5, điểm b,c khoản 11 Điều 5 Nghị định
100/2019/NĐ-CP; điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 1234/2021/NĐ-CP); đối với xe môtô, xe gắn máy và các phương tiện tương tự xe gắn máy phạt tiền từ
800.000 đến 1.000.000đ (điểm e khoản 4,
điểm b,c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm g khoản 24 Điều 2 Nghị
định 1234/2021/NĐ-CP), đồng thời các lỗi như trên sẽ bị tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; rẽ phải khi đèn đỏ mà gây tai nạn
giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Vì vậy, để hạn chế những vụ tai nạn giao thông
thương tâm và những mất mát do tai nạn giao thông mang lại, mỗi người tham gia
giao thông cần nghiêm túc chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông,
không chỉ tuân thủ quy định Luật giao thông đường bộ mà còn thể hiện văn hóa của
người tham gia giao thông. Đồng thời tuyên truyền, định hướng cụ thể, chi tiết
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân trong việc “ Chia sẻ, đăng tải,
phát ngôn thông tin trên không gian mạng là quyền tự do của mỗi công dân.
Tuy nhiên, khi hoạt động trên không gian
mạng mỗi công dân phải có trách nhiệm về thông tin đăng tải, cũng như tỉnh táo
khi tiếp nhận, chia sẻ các thông tin để hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể
mắc phải hoặc vô tình sai phạm; khi các cơ quan chức năng phát hiện, nhẹ thì bị
xử lý vi phạm hành chính, theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày
03/02/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch
điện tử. Nếu nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Pháp Luật hiện
hành”.