PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM: CHỈ CÓ THỂ CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG KHI THỰC HIỆN THỂ CHẾ “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” ĐỂ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn có thái độ kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng như các tệ nạn và tiêu c...
Từ trước đến nay, Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta luôn có thái độ kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham
nhũng cũng như các tệ nạn và tiêu cực xã hội khác. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định
tham nhũng là một trong những nguy cơ, thách thức đe dọa đến vị thế, vai trò
lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đến sự tồn vong chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Đại hội XIII của Đảng thẳng thắn
thừa nhận: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm
trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.
Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ
ta”.
Những năm gần đây, công
tác phòng, chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết
quả bước đầu. Nhận thức trong xã hội về phòng, chống tham nhũng được nâng lên.
Những vụ án tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xét xử nghiêm minh. Vai
trò của nhân dân, dư luận xã hội, của báo chí, truyền thông trong phòng, chống
tham nhũng được phát huy. Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước ta cũng chỉ rõ, tham nhũng
vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra
trên các lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành. Công tác phòng, chống tham nhũng
chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tham nhũng vẫn là vấn đề nóng, bức xúc trong
xã hội, gây xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ. Lợi dụng
cuộc đấu tranh phỏng, chống tham nhũng còn những hạn chế, nhất là tâm trạng bức
xúc của nhân dân trước nạn tham nhũng, một số người đưa ra quan niệm cho rằng:
“chỉ có thể chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” để
kiểm soát quyền lực”.
Đảng và Nhà nước Việt Nam
hoàn toàn có cơ sở và khả năng lãnh đạo công cuộc đấu tranh chống tham nhũng,
suy thoái thành công mà không cần phải thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”.
Đảng và Nhà nước từng bước phát triển nhận thức về xây dựng nền pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam là vừa phân công quyền lực trong thực hiện chức năng nhiệm
vụ của mình, vừa kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, thậm
chí nhấn mạnh đến việc tăng cường kiểm soát quyền lực. Việc kiểm soát quyền lực
nhà nước là do nhân dân. Chúng ta không thực hiện cơ chế tam quyền phân lập
(phân quyền) mà thực hiện quyền lực là thống nhất và nó không đi ngược lại với
xu thế của thời đại mà càng chứng tỏ đây là một sáng tạo lý luận từ thực tiễn
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đó cũng chính là sự đáp ứng được tính đặc
thù của thể chế chính trị Việt Nam đảm bảo vai trò của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Bởi vì: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân
dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dẫn về những
quyết định của mình”, và “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua
các cơ quan khác của nhà nước”.
Luận điểm: “Chỉ có thể chống
được tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” để kiểm soát quyền lực”
với những luận chứng chủ quan, võ đoán thực chất không phải là một luận điểm
khoa học, mà chỉ là luận điệu cực đoan, gieo rắc, thiếu cơ sở khoa học và thực
tiễn với mưu đồ phá hoại công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiến tới
phá hoại phong trào cách mạng của Đảng và của nhân dân ta.
Từ những kết quả, kinh
nghiệm của thời gian qua, với ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ
thống chính trị, chúng ta tin tưởng rằng công tác phòng, chống tham nhũng trong
thời gian tới sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực, rõ rệt hơn nữa; tham nhũng
nhất định phải được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi; xây dựng Đảng ta, Nhà nước
ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu câu của sự nghiệp cách mạng và
niềm mong đợi của nhân dân./.