NHỮNG NGUY CƠ RỦI RO TIỀM TÀNG CỦA CÔNG CỤ CHATGPT
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot (ứng dụng trả lời tự động) sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của c...
ChatGPT (Chat Generative
Pre-training Transformer) là một chatbot (ứng dụng trả lời tự động) sử dụng
công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty OpenAI đồng thời được tinh chỉnh bằng
cả hai kỹ thuật học có giám sát và học tăng cường. ChatGPT có khả năng trả lời
các câu hỏi phức tạp một cách logic, có chiều sâu, có thể viết kịch bản, bài tiểu
luận, bài phát biểu, thậm chí làm thơ.
Hiện nay, số lượng người
dùng của ChatGPT đã vượt 100 triệu, trở thành ứng dụng có tốc độ phát triển
nhanh nhất trong lịch sử. ChatGPT có nhiều lợi thế hơn so với các công cụ tìm
kiếm như Google, Bing... về khả năng tương tác, đưa ra câu trả lời sát với ngữ
cảnh và yêu cầu của người dùng. Những thông tin, tin tức xoay quanh con chatbot
này đã bùng nổ xuất hiện mọi nơi trên mạng xã hội, giữ vững thành vị trí cao
trên tìm kiếm Google. Bên cạnh những lợi ích mà công cụ này mang lại thì còn tiềm
ẩn bên trong những tác hại của chatbot này đến cuộc sống của chúng ta như thế
nào? Cùng theo dõi bài viết dưới dây!
Mặc dù ChatGPT đang tạo ra cơn sốt
toàn cầu nhưng nhiều chuyên gia lo ngại các công cụ chatbot AI như ChatGPT ẩn
chứa nhiều rủi ro tiềm tàng, cụ thể:
- Về mặt lao động việc
làm: ChatGPT hay các công cụ chatbot AI có thể dần thay thế lao động bậc thấp ở
các ngành báo chí, giáo dục, luật sư, lập trình viên, chăm sóc khách hàng...
làm gia tăng thất nghiệp, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
- Về mặt an ninh, trật tự:
Các công cụ chatbot AI như ChatGPT nếu không được sử dụng đúng mục đích có thể
tạo ra các thông tin độc hại (như cách chế tạo vũ khí, hướng dẫn hành vi vi phạm
pháp luật), cung cấp thông tin giả mạo về chính sách của chính phủ, thông tin lừa
đảo.
- Về đạo đức: ChatGPT có thể bị sử dụng sai mục đích để lan truyền
các nội dung kỳ thị, phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo.
- Trong ngành giáo dục: ChatGPT có thể được học sinh, sinh viên sử dụng
để gian lận nhằm vượt qua các kỳ thi. Không chỉ là hồi chuông cảnh báo về mặt
chất lượng và tính trung thực của bài thi. Mà còn là khả năng tư duy của con
người bị bào mòn đáng kể.
- Về mặt kinh tế: Các công cụ AI có thể làm gia tăng bất bình đẳng
kinh tế khi các công ty sử dụng AI sẽ nhanh chóng chiếm ưu thế về thị trường và
doanh thu so với các công ty truyền thống.
- Về mặt môi trường: ChatGPT đòi hỏi một tài nguyên hệ thống lớn để
vận hành và dự báo là sẽ làm gia tăng lượng phát thải carbon gây ô nhiễm môi truong.
- Về mặt an ninh mạng: Các công cụ chatbot AI có thể được các tổ chức
tội phạm sử dụng để lan truyền các email lừa đảo, viết các mã độc để tấn công vào
hệ thống thông tin của các nước, các tổ chức, cá nhân nhằm trục lợi. Do cơ chế
quản lý dữ liệu vẫn trong quá trình hoàn thiện, các công cụ như ChatGPT có thể
làm lộ lọt dữ liệu cá nhân, thông tin quan trọng của chính phủ gây mất an toàn
thông tin. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, trên những kho ứng dụng lớn như
Appstore và CHplay cũng liên tục xuất hiện các ứng dụng giả mạo công cụ chatbot
AI nhằm trục lợi và thu thập thông tin người dùng.
- Về mặt hỗ trợ thông tin: Nó có những hạn chế nhất định như nguồn
dữ liệu mới chỉ được cập nhật đến năm 2021, đòi hỏi tài nguyên hệ thống lớn
trong khi chất lượng văn bản đầu ra đôi lúc chưa chính xác. ChatGPT hay Google Bard,
Baidu Ernie... đưa ra một số câu trả lời có độ chính xác không cao, thiếu 3 tỉnh
xác thực, thậm chí bịa đặt hoàn toàn. Ngoài ra, những khúc mắc liên quan đến bản
quyền các thông tin ChatGPT cung cấp cũng chưa được làm rõ.
Sự thành công của ChatGPT
đã mở ra cuộc chạy đua công nghệ AI giữa các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới
đồng thời thu hút nhà đầu tư từ các nước tham gia vào làn sóng phát triển tiếp
theo của AI. Với những tiềm năng và lợi thể, ChatGPT đã thu hút được sự quan
tâm của nhiều quốc gia, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác
quản lý nhằm sử dụng công cụ này một cách đúng đắn.
Tại Việt Nam, công nghệ AI đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông, thương mại điện tử, nông nghiệp... mang lại những hiệu quả nhất định. Trước khi ChatGPT xuất hiện, Việt Nam cũng đã có không ít sản phẩm trợ lý ảo sử dụng công nghệ AI với bộ dữ liệu nhỏ như Kiki, Vivi... hỗ trợ người dùng khai thác những nội dung cơ bản như cập nhật thông tin, thời tiết, điều hướng giao thông hay sắp xếp lịch... Việc ChatGPT xuất hiện đã thu hút rất nhiều người dùng trong nước mặc dù ứng dụng này chưa hỗ trợ tại Việt Nam. Nhìn từ thực tế, đây là công cụ rất hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi số, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như cải cách hành chính công, giáo dục, hỗ trợ y tế, du lịch, giao thông... Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa có khung pháp lý điều chỉnh cụ thể cũng như các biện pháp quản lý, biện pháp chế tài với những công cụ chatbot AI; dẫn đến nguy cơ lạm dụng công cụ này vào những mục đích xấu như gian lận, lừa đảo, tung tin sai sự thật, gây mất an toàn thông tin và ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
Hoa hồng