Cảnh báo thực trạng xuất cảnh trái phép, rủi ro và hệ lụy
Nắm bắt nhu cầu tìm việc làm của người lao động trong nước, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, đăng các địa chỉ cần tuy...
Nắm bắt nhu cầu tìm việc
làm của người lao động trong nước, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội để
quảng cáo, đăng các địa chỉ cần tuyển lao động ở Trung Quốc. Người có nhu cầu
di làm được các đối tượng đưa đến gần khu vực biên giới, sau đó lợi dụng mối
quan hệ của cư dân hai bên, các đối tượng thông thạo địa hình để câu kết, tổ chức
xuất cảnh trái phép, kiếm lời bất chính.
Theo thống kê từ đầu năm
2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 46 công dân XCTP trở về địa phương,
tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Ba Bể,
Ngân Sơn, Na Rì, Bạch Thông, thành phố Bắc Kạn (trong đó bị lực lượng chức năng
TQ bắt giam, xử lý 29 trường hợp). Ngoài ra qua công tác quản lý cư trú còn có
nhiều trường hợp nghi xuất cảnh trái phép.
Những người lao động từ Việt
Nam sang Trung Quốc thường bị các chủ cơ sở sử dụng lao động quản lý rất khắt
khe về giờ giấc, bị vắt kiệt sức lao động, trong khi điều kiện sinh hoạt lại rất
khó khăn, thiếu thốn, phải ngủ trong lán trại... Khi bị ốm đau, tai nạn lao động
gần như họ phải tự lo và không được hỗ trợ kinh phí. Khi lực lượng chức năng
Trung Quốc tiến hành các đợt kiểm tra, truy quét họ phải trốn tránh nếu không
muốn bị bắt giữ, xử lý; các trường hợp khi bị bắt giữ sẽ bị xử phạt về hành vi
nhập cảnh trái phép, tịch thu tài sản, đồ vật, có trường bị giam giữ thời gian
dài. Đối với lao động là phụ nữ thì nguy cơ bị các đối tượng buôn người lừa
bán, đưa vào các động mại dâm trá hình.
Về phương thức thủ đoạn, các
đối tượng cò mồi, môi giới thường sử dụng những website, các trang mạng xã hội
Facebook, Zalo... để quảng bá giới thiệu một nơi làm việc lý tưởng, uy tín với
mức lương cao để dụ dỗ người lao động tin và nghe theo, sau đó các đối tượng
nêu những khó khăn, vướng mắc cũng như thủ tục khi làm hồ sơ xuất nhập cảnh nên
đã đề nghị người lao động nộp tiền để đưa đối tượng đưa đón, dẫn qua các dường
tiểu ngạch dọc biên giới để xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc. Bên cạnh đó
các đối tượng cũng lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật, tình trạng nghèo,
khó khăn của người dân không có việc làm ổn định, nhất là thanh thiếu niên mới
lớn muốn có việc làm nhẹ, lương cao để môi giới, dụ dỗ xuất cảnh trái phép.
Trong những năm gần đây, vấn
đề chăm lo, tạo công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam đang được Đảng và
Nhà nước quan tâm, điều này được thể hiện rõ ở Luật số 69/2020/QH14, ngày
13/11/2020 của Quốc hội về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, đồng thời được triển khai đến tận cấp huyện, cấp xã. Bên cạnh đó
pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ những hình thức xử lý đối với việc xuất cảnh
trái phép. Do đó công dân Việt Nam có nhu cầu đi xuất khẩu lao động thì cần tìm
hiểu rõ các quy định của pháp luật về xuất
khẩu lao động, đồng thời liên hệ với những đơn vị đào tạo nghề, trung
tâm giới thiệu việc làm được Nhà nước cấp phép hoạt động để đảm bảo quyền lợi
ích của mình khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đồng thời, người dân cần
nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin và nghe các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi
kéo xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc đặc biệt nếu phát hiện những website,
các trang mạng xã hội Facebook, Zalo...quảng cáo liên hệ việc tuyển lao động
sang Trung Quốc làm việc nhẹ, lương cao, chi phí đi lại thấp hoặc không mất chi
phí và không có địa chỉ rõ ràng, nhất là đi qua các đường tiểu ngạch cũng như
các đối tượng có biểu hiện dụ dỗ, lôi kéo người sang Trung Quốc trái phép để
tránh hậu quả rủi ro, đáng tiếc xảy ra đối với bản thân và gia đình, cần thông
báo cho Công an an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất hoặc Phòng Quản lý xuất nhập
cảnh Công an tỉnh Bắc Kạn để có biện pháp xử lý./.
H.C