Bạn biết gì về kì nghỉ lễ 30/4 sắp tới?
👏 Vậy là lại một dịp lễ 30/4, 1/5 nữa lại sắp đến, một trong những dịp lễ lớ n nhất trong năm đối với người dân đất nước Việt Nam, đây là d...
👏Vậy là lại một dịp lễ 30/4, 1/5 nữa lại sắp đến, một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm đối với người dân đất nước Việt Nam, đây là dịp để những người con xa xứ được trở về với quê hương, dành thời gian đưa gia đình đi một chuyến du lịch để xả stress sau những ngày dài mệt mỏi với công việc, học tập hay chỉ là được ăn bữa cơm với gia đình sau nhiều ngày làm lụng, bươn chải nơi xứ người. Tất cà mọi người đều vui vẻ, háo hức mong chờ cùng với rất nhiều dự định đã được lên kế hoạch sẵn chờ thực hiện.
✨Tuy nhiên, có bao giờ các bạn thắc
mắc rằng tại sao hằng năm cứ đến nhứng ngày trên mình lại được nghỉ lễ chưa?
Bạn đã từng tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử đằng sau ngày lễ trên và cả một quá khứ
hào hùng của dân tộc mà đất nước ta đã dành ra hẳn 01 ngày hằng năm để kỉ niệm
và nhắc đến? Chắc chắn sẽ có rất nhiều người còn nhớ rất rõ, và có những người
do công việc bận rộn, lo toan cho cuộc sống mưu sinh, gia đình mà ký ức về
những bài học môn lịch sử đã bị phai dần theo thời gian. Nhân dịp sắp tới ngày
lễ kỉ niệm trên, tôi xin phép cùng các bạn tìm hiểu lại một chút về lịch sử
đằng sau nó để kì nghỉ của chúng ta thêm trọn vẹn và ý nghĩa.
💫Đầu tiên,
ngày 30/4, 1/5 là ngày gì? Chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ tên của ngày 01/5 là
ngày Quốc tế Lao động, vì mỗi chúng ta ai cũng đang không ngừng lao động mỗi
ngày, lao động bằng sức hoặc lao động trí óc và đó là ngày toàn thể giới cùng
nhau tạm gạt công việc qua một bên. Tuy nhiên liệu bạn có nhớ được chính xác
tên của ngày lễ 30/4? Chắc hẳn là nếu hỏi các chú, các bác đã từng trải qua
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ thì ký ức đó luôn hằn sâu trong tim mỗi người như
một mốc son chói lòa của dân tộc Việt Nam, tuy vậy chưa
Ngày
lễ 30 tháng 4, tên chính thức là Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất
nước, Ngày Chiến thắng, Ngày Thống nhất còn
được gọi là Tổng tấn công mùa xuân, là một chiến dịch quân sự do Quân đội Nhân
dân Việt Nam phát động chống lại Quân đội Việt Nam Cộng hòa và lực lượng quân sự
Hoa Kỳ. Chiến dịch được đặt theo tên của Hồ Chí Minh, người sáng lập và lãnh đạo
Đảng Cộng sản Việt Nam với mục tiêu là giải
phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.
Chiến
dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của hàng chục năm đấu tranh chống các thế lực ngoại
xâm xâm lược và chiếm đóng Việt Nam. Đất nước ta bị
Pháp đô hộ từ cuối thế kỷ 19, nhân dân Việt Nam đã đấu tranh giành độc lập
trong suốt nửa đầu thế kỷ 20. Sau thất bại của Pháp năm 1954, Việt Nam bị chia
cắt thành hai quốc gia riêng biệt, miền Bắc dưới sự lãnh đạo của
cộng sản Việt Nam và miền Nam dưới sự kiểm soát của
chính phủ do Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Chiến
tranh giữa Mỹ và Việt Nam là
một cuộc chiến tàn khốc, phi nghĩa và để lại tổn thất nặng nề cho cả người dân
Việt Nam và quân đội Mỹ, Mỹ đã đổ hàng tỷ đô la vào nỗ lực chiến
tranh, tuy nhiên vẫn không thể đánh bại được những chiến sĩ bộ
đội Việt Nam. Đến
đầu những năm 1970, Mỹ đã sẵn sàng rút quân khỏi Việt Nam
và đã tiến hành các cuộc đàm phán để chấm dứt chiến
tranh. Song, chính phủ miền Nam Việt Nam, vốn
bị coi là tham nhũng, thối nát và không được lòng dân, đã không còn sức mạnh chống lại các cuộc tiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam.
✈Mùa Xuân năm 1975, sau khi bị
mất toàn bộ quân khu 1 và 2, một nửa binh lực của quân ngụy đã bị tiêu diệt,
trong thế tan rã chiến lược hầu như không thể cứu vãn nổi, địch vẫn ra sức tổ
chức lực lượng, tích cực phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến
lược để có thể mặc cả với ta trong trường hợp dẫn đến thương lượng hòa bình.
Chúng lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa, như tập đoàn phòng ngự
Phan Rang, tập đoàn phòng ngự Xuân Lộc và sau đó là tập đoàn phòng ngự trực
tiếp thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn.
💣Ngày 18/4, ta tiến công Phan Rang, đập tan tuyến phòng ngự của
địch ở đây, bắt sống Trung tướng Tư lệnh mặt trận Nguyễn Vĩnh Nghi. Ngày 20/4,
trước sức tiến công của ta, Sư đoàn 18 ngụy tháo chạy, Xuân Lộc thất thủ.
Các tuyến phòng ngự từ xa đã bị phá vỡ, địch co về phòng ngự trực
tiếp thành phố Sài Gòn với ba tuyến phòng ngự: vòng ngoài (bán kính 25 - 30
km), vòng ven và nội đô.
Giữa tháng 4, ta quyết định mở chiến dịch tiến công mang tên “Hồ
Chí Minh” nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trước mùa mưa. Tất cả các
lực lượng chiến lược được huy động cho chiến dịch này.
🔫Sau khi đã hoàn thành công tác chuẩn bị và tập trung một khối
lượng rất lớn lực lượng và phương tiện trong thời gian ngắn nhất ở vùng kế cận
Sài Gòn, chiều 26/4, ta nổ súng mở màn chiến dịch. Từ năm hướng các quân đoàn
đồng loạt tiến công Sài Gòn.
Từ 26 đến 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan
sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn khiến địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến lược. Từ chiều 28/4, các cánh
quân ngụy không còn nhận được lệnh từ Tổng hành dinh và các tướng chỉ huy nữa
vì chúng đã tháo chạy ra nước ngoài.
Ngày 29/4, quân ta tổng tiến công, các binh đoàn bộ đội tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản
kích, nhằm thẳng các mục tiêu đã được phân công. Sáng 30/4, trong thế thua đã
rõ ràng, địch xin ngừng bắn, bộ đội ta vẫn kiên quyết tiến công và nhanh chóng đánh chiếm các mục
tiêu. Vào hồi 11h30 ngày 30/4, sau khi Dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Ngày 1/5, toàn bộ lực lượng còn lại của quân ngụy tan rã, ta giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử.
️🎯Thành công của Chiến dịch Hồ Chí
Minh có được là nhờ sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chủ tịch Hồ
Chí Minh, người đã dành cả cuộc đời đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam, là người đã
truyền cảm hứng cho các thế hệ nhân dân Việt
Nam tham gia cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của ngoại bang cùng với đó là tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, nhà chiến lược quân sự và chỉ huy tài ba, người đã lãnh đạo quân đội nhân dân Việt
Nam đánh bại Pháp và Mỹ, giành lại độc lập cho tổ quốc.
🇻🇳Chiến
dịch Hồ Chí Minh được tôn vinh trên khắp thế giới như một chiến
tích hào hùng của dân tộc Việt Nam, đồng thời được coi là biểu
tượng cho sự kiên cường, quyết tâm khi đối mặt với nghịch cảnh và cũng là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của sự đoàn
kết, kỷ luật và ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc. Chiến dịch Hồ Chí Minh là một thắng lợi lớn đối với dân tộc Việt
Nam, đồng thời cũng là nguồn cảm hứng cho các phong
trào dân tộc chủ nghĩa khác trên khắp thế giới đấu tranh giành độc lập đánh dấu
sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, khi đất nước Việt Nam
thống nhất và bắt
đầu con đường phát triển kinh tế-xã
hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Chúng ta vừa
cùng nhau ôn lại những diễn biến chính, những chiến công hiển hách của cha ông
ta trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một thời đạn bom cùng xương
máu của hàng loạt chiến sĩ bộ đội Việt Nam. Vì vậy mỗi chúng ta dù nghỉ lễ ở
nơi đâu, phải luôn nhớ về công ơn của những người đã hi sinh vào những ngày
tháng này 48 năm về trước trên chiến trường miền Nam để giành lại độc lập dân tộc
và cho con cháu đời sau là chúng ta có một cuộc sống tự do, hạnh phúc như ngày
hôm nay.