CÁI NHÌN SAI LỆCH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Thời gian qua, một số nước phương Tây đã đưa ra các đánh giá, nhận định không đúng về quyền con người ở Việt Nam. Nhận diện và đấu tranh b...


Thời gian qua, một số nước phương Tây đã đưa ra các đánh giá, nhận định không đúng về quyền con người ở Việt Nam. Nhận diện và đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái này cần được đặc biệt coi trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, không chỉ vì hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn ảnh hưởng tới an ninh chính trị ở trong nước. Mỗi xã hội và mỗi chế độ khác nhau có những lý giải khác nhau về quyền con người; tuy nhiên một số nước phương Tây đang có cái nhìn sai lệch về quyền con người ở Việt Nam, chúng ta cần nhận thức đúng đắn những vấn đề sau đây:



Không khó để bắt gặp những luận điệu xuyên tạc, sai lệch của Việt Nam từ các tổ chức phản động, đài báo nước ngoài, "nguồn nguyên liệu" chính từ những bản báo cáo về tình hình nhân quyền tại Việt Nam được một số nước phương Tây soạn thảo.


Thứ nhất, nhấn mạnh quyền sống và quyền phát triển không có nghĩa là coi nhẹ hay phủ nhận các quyền chính trị. Các nước phương Tây luôn rêu rao rằng, “quyền chính trị là quyền con người quan trọng nhất, thậm trí là quyền con người duy nhất”. Đây là quan điểm phiến diện, không phù hợp với thực tế. Cho dù quyền tự do, dân chủ về chính trị là một trong những quyền con người quan trọng, có vai trò không thể thiếu đối với việc thực hiện quyền sống và quyền phát triển, nhưng không phải là quyền con người duy nhất.

Thứ hai, việc Nhà nước Việt Nam truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật không phải là “vi phạm nhân quyền” như một số nước phương Tây quy chụp. Đây là sự thực thi quyền năng của Nhà nước nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời bảo đảm hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân.

Thứ ba, việc một số nước phương Tây rêu rao rằng “nhân quyền cao hơn chủ quyền” thực chất xuất phát từ nhu cầu can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác cũng như thúc đẩy chính trị cường quyền mà thôi. Trên thực tế, nhân danh “dân chủ, nhân quyền”, trong những thập niên qua, Mỹ và một số quốc gia đã sử dụng vũ lực can thiệp vào công việc nội bộ, thay đổi chế độ chính trị ở một số nước. Tuy nhiên, thực tế ở các nước sau khi Mỹ “can dự” cho thấy, cái mang lại cho những quốc gia này không hề là “dân chủ nhân quyền” mà là “nhân quyền cao hơn chủ quyền” không hề có giá trị đối với việc thúc đẩy quyền con người, mà trái lại, khiến khả năng xâm hại quyền con người một cách nghiêm trọng.

Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trong đảm bảo và bảo vệ quyền con người, được cộng đồng quốc tế công nhận. Đó là sự thật, là bằng chứng rõ nét nhất về tình hình nhân quyền của Việt Nam

Tóm lại, những quan điểm về quyền con người kể trên thiếu căn cứ cả về phương diện lý luận và thực tiễn, không phù hợp với các quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền con người, trong đó có Hiến chương của Liên hợp quốc. Việc đấu tranh với các quan điểm sai trái này phải được thực hiện một cách đồng bộ trên nhiều mặt trận thông qua các phương thức đa dạng, như chính trị, tư tưởng, pháp lý,… gắn chặt giữa bảo đảm với bảo vệ quyền con người./.

Related

Luận bàn 5242123571395629669

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item