Bàn về việc làm từ thiện thời nay
Gần đây mạng xã hội đang dậy sóng về việc làm từ thiện , chưa bao giờ chủ đề này được sự quan tâm và ảnh hưởng lớn đến tất cả...
Gần
đây mạng xã hội đang dậy sóng về việc làm
từ thiện, chưa bao giờ chủ đề này được sự quan tâm và ảnh hưởng lớn đến tất
cả mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt trong giới nghệ sĩ nước ta. Chủ đề làm từ
thiện xuất phát từ một doanh nhân người Canada gốc Việt “Nguyễn Phương Hằng” với những phát ngôn gây “sốc” qua “Live stream” trên các trang mạng xã hội
thu hút hàng triệu người xem, theo dõi liên quan đến hoạt động từ thiện của giới
nghệ sĩ. Vậy việc làm từ thiện hiện nay ra sao và như thế nào?
Làm từ thiện là việc làm tốt từ lòng
yêu thương (người). Nó là sự tự nguyện, không có mục đích tư lợi. Nói chung nhất
đó là một hành động giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với
người khác xuất phát từ tấm lòng nhân ái (thương
người).
Do
đó, làm
từ thiện là xuất phát từ tấm lòng
vàng “thương người như thể thương thân”
chỉ nghĩ đến làm việc thiện mà không cần được ai biết đến. Họ nhiều năm bền bỉ
chắt chiu, dành dụm hoặc huy động mọi sự hỗ trợ, rồi lặn lội đi trao đồng tiền,
bát gạo, đồ dùng thiết yếu ấy đến tận tay các địa chỉ người tàn tật, người cần
được giúp đỡ vì gia cảnh khó khăn. Thực tâm làm từ thiện thường trầm lắng, lặng
lẽ, không “khua chiêng gõ mõ” rầm rộ,
điều này kể ra cũng thiệt cho giới truyền thông không tuyên truyền kịp thời tấm
lòng nhân đức nối rộng vòng tay nhân ái.
Thực tế, làm từ thiện đang bị một
số cá nhân, tổ chức lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như:
lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản… qua thủ đoạn đăng tải thông tin
sai sự thật lên phương tiện thông tin đại chúng liên quan về nạn nhân thiên
tai, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tình hình dịch bệnh Covid-19… nhằm lợi dụng lòng tin, tấm lòng của các “nhà hảo tâm” để chiếm đoạt các tài sản
giá trị.
Ngoài ra, một trong những việc
làm vô lương tâm là lợi dụng việc làm từ thiện để xây dựng hình ảnh, đánh bóng
tên tuổi hoặc phô thương hiệu của các tổ chức, cá nhân như: một số nghệ sĩ ở
nước ta đi làm từ thiện đều “kéo” mấy phóng viên đi theo để chụp hình, viết bài
ca ngợi, kể lể “khoe khoang” lên mạng xã hội…
Gần đây các nhà làm báo tốn
không ít giấy mực qua hoạt động làm từ thiện của các nghệ sĩ nổi tiếng hiện nay
như: T.T,Đ.V.H
, H.L… qua phát ngôn của bà PHƯƠNG HẰNG xoay quanh việc “SAO
KÊ” tài chính việc làm từ thiện. Qua đó có nhiều quan
điểm trái chiều khác nhau cho rằng “số tiền” của các nhà hảo tâm có được
đến đúng và đủ tận tay người dân hay không? Câu trả lời này hồi sau sẽ rõ. Tuy
nhiên nhìn vào bản chất của sự việc trên chúng ta thấy làm từ thiện là xuất
phát từ tâm, không có vụ lợi riêng và việc làm đó nên cần một chút “lặng lẽ” để
những hành động “từ thiện” thêm ý nghĩa hơn.
Đơn cử như Ca sĩ MỸ TÂM chọn cách làm từ thiện lặng
lẽ, kín đáo. Hơn 10 năm qua, Quỹ từ thiện mang tên cô đã được duy trì đều đặn
và trao nhiều suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, giúp đỡ các nghệ sĩ
cao tuổi không nơi nương tựa. Vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cư dân
mạng bất ngờ chia sẻ hình ảnh thư cảm ơn của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới gửi đến
Mỹ Tâm khi giọng ca "Tóc nâu môi trầm" âm thầm ủng hộ 1.000 chai nước
rửa tay kháng khuẩn và 5.000 khẩu trang y tế.
Một nguồn
tin cho biết, Mỹ Tâm đã gửi tặng đến rất nhiều bệnh viện trên toàn quốc nhưng
phía nữ ca sĩ không muốn chia sẻ rộng rãi mà chỉ muốn lặng lẽ thực hiện. Mới
đây, việc Mỹ Tâm gửi 300 triệu đồng ủng hộ người dân Bắc Giang vượt qua khó
khăn do dịch bệnh Covid-19 cũng chỉ được công chúng biết tới khi Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang gửi thư cám ơn tấm lòng của nữ ca sĩ dành
cho địa phương này.
Vậy, chúng ta thấy rằng làm từ thiện không chỉ
là hành động đơn thuần, tự phát mà cần có sự minh bạch, rõ ràng, có những quy
định rằng buộc các hoạt động từ thiện để chắc chắn rằng những “món quà” giá trị
đó sẽ đến đúng người. Góp phần tích cực giữ gìn và phát huy giá trị truyền
thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”
của dân tộc Việt Nam.