KHÔNG LUẬN ĐIỆU NÀO CÓ THỂ XUYÊN TẠC VỀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2 - 9
Năm nay chúng ta kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. 76 năm trước, thế hệ của những lớp cha anh, dưới sự l...
Năm nay chúng ta kỷ niệm 76 năm Cách
mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. 76 năm trước, thế hệ của những lớp cha anh,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương với chưa đầy 5 ngàn đảng viên đã
làm nên cuộc cách mạng vĩ đại, kết thúc gần 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, đưa
nhân dân nô lệ, lầm than trở thành người chủ thực sự của đất nước.
Cứ mỗi
năm, đến dịp kỷ niệm này, nhiều bài viết của những người bất đồng chính kiến
lại rêu rao với luận điệu cho rằng Việt Minh đã cướp chính quyền của Chính phủ
Trần Trọng Kim, rằng người Pháp đã trao trả độc lập cho Việt Nam trước khi Việt
Minh giành chính quyền.
Các luận
điệu xuyên tạc này cho rằng thực chất Việt Nam đã độc lập từ ngày 11-3-1945,
ngày mà Bảo Đại ký đạo dụ tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Giáp Thân (Hòa ước Patenôtre)
năm 1884. Vì vậy, họ cho rằng thực chất Việt Minh đã cướp chính quyền của Chính
phủ Trần Trọng Kim. Họ cũng cho rằng sở dĩ chỉ với 5 ngàn đảng viên mà Việt
Minh đã cướp được chính quyền của Chính phủ Trần Trọng Kim là do “khoảng trống
quyền lực” khi ấy. Rất lạ là những luận điệu vô ơn này lại được một số người
tin theo và xem đó là một phát hiện mới lạ.
CHÚNG TA CẦN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN
VÀ RÕ RÀNG HƠN VỀ VẤN ĐỀ CỦA LỊCH SỬ
1.
Đúng là ngày 11-3-1945, vua Bảo
Đại đã ký đạo dụ tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Giáp Thân ký với Pháp để người Pháp
thiết lập nền đô hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thế nhưng vì đâu có đạo dụ
này? Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp và nắm quyền trên toàn cõi Đông Dương.
Phát xít Nhật đã hứa với Bảo Đại sẽ giúp để trao trả nền độc lập cho Việt Nam.
Mưu đồ của phát xít Nhật là thành lập ra bộ máy cai trị để thiết lập nền cai
trị lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam.
Lịch sử
đã đủ dài và đủ dữ liệu để thấy rằng thực chất trao trả độc lập chỉ là chiêu
bài mua chuộc của phát xít Nhật đối với Bảo Đại khi ấy. Có con chó sói nào lại
nhường con cừu non vừa bắt được cho kẻ khác? Đó là lý do mà Chính phủ Trần
Trọng Kim ra đời. Một chính phủ không có quân đội, danh sách nội các phải trình
xin ý kiến và được sự đồng ý của Đại sứ Nhật Bản tại Huế là Masayuki Yokoyama.
Chính phủ ấy độc lập ở đâu? Có chăng nó chỉ chuyển từ lệ thuộc thực dân Pháp
sang phát xít Nhật mà thôi.
Có lẽ vì
vậy mà mặc dù phải thoái vị vào ngày 25-8-1945 để trao quyền lại cho quốc dân,
song nhà vua Bảo Đại cũng đã nói lên được sự thực từ đáy lòng: “Trong 20 năm ở
ngôi, trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm dân một nước tự
do, hơn làm vua một nước bị trị. Từ nay trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự
do, trong một nước độc lập”.
Thủ tướng Trần Trọng Kim trong hồi
ký Một cơn gió bụi đã than phiền rằng mặc dù làm Thủ tướng
nhưng ông cũng không có toàn quyền quyết định mà đều phải xin ý kiến quyết định
từ người Nhật. Chính cụ Trần Trọng Kim đã nhìn ra bản chất thật của phát xít
Nhật nên cụ đã viết trong hồi ký: “Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu “đồng minh
cộng nhục” và lấy danh nghĩa “giải phóng các dân tộc bị hà hiếp” nhưng thâm ý
là muốn thu hết quyền lợi về mình”.
2. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là cuộc
cách mạng của những đảng viên cộng sản. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại của cả dân
tộc này nhằm thoát khỏi gông cùm nô lệ, thoát khỏi tủi nhục hờn căm mà bao thế
hệ người Việt Nam trước đó đã không thực hiện được.
Kể từ khi
thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858, mấy thế hệ người Việt Nam đã lớp nối
nhau ra pháp trường và vào nhà tù. Miền Nam nước Việt đã trở thành lãnh thổ hải
ngoại của nước Pháp và có thống đốc cai trị. Miền Bắc trở thành nửa thuộc địa,
vừa có quan Pháp cai trị lại vừa có quan Nam triều, nhưng trên hết thảy là một
Thống sứ người Pháp. Trung Kỳ được giao cho Nam triều và gọi là An Nam nhưng thực chất mọi việc đều do Khâm sứ người Pháp quyết
định.
Sau khi
Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, người Pháp sau đó đã thỏa hiệp với phát xít
Nhật quay lại đè đầu, cưỡi cổ dân ta. Một cổ 2 tròng nên cuối năm 1944 đầu năm
1945, 2 kẻ chánh phạm và tòng phạm này đã gây ra cái chết cho hơn 2 triệu đồng
bào ta mà nỗi hờn căm uất hận vẫn ngút ngàn trời đất. Chính vì vậy nên ngay sau
khi có chủ trương của Việt Minh về tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhân dân
cả nước đã hăng hái tham gia để rồi với sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vĩ đại ấy, nhân dân ta đã quét sạch chế độ thực dân,
phát xít.
Tham gia
cuộc cách mạng vĩ đại này, bên cạnh người dân quần nâu, áo vải là những vị quan
lại cao cấp của triều đình, như: Đổng lý ngự tiền của nhà vua là Phạm Khắc Hòe,
Tham tri Đặng Văn Hướng, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại, Thượng thư Bộ hình Bùi
Bằng Đoàn…Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh viết ở nhà 48 phố Hàng
Ngang - Hà Nội là tư dinh vợ chồng nhà tư sản nổi tiếng: Trịnh Văn Bô - Hoàng
Thị Minh Hồ, người đã đóng góp cho cách mạng 5.147 lượng vàng, bằng 3 lần ngân
khố quốc gia khi ấy.
Ở Nam bộ,
biết bao các trí thức tên tuổi, các đại điền chủ đã đi theo tiếng gọi của non
sông đất nước, như: anh hùng Phạm Ngọc Thảo (nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn
Thành Luân trong truyện và phim Ván bài lật ngửa), cụ Cao Triều
Phát, Phạm Ngọc Thạch, Thái Văn Lung... Họ đã từ bỏ tất cả giàu sang, phú quý
để đi cùng với nhân dân.
3. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, cho dù người Pháp
có quay lại cộng tác với phát xít Nhật thì thực chất cai trị Việt Nam lúc ấy
chính là phát xít Nhật. Vì vậy, cho đến trước ngày Ủy ban Giải phóng và sau đó
là Chính phủ lâm thời được lập ra, tại Việt Nam vẫn không có độc lập, tự do.
Cách mạng
Tháng Tám là cuộc cách mạng của toàn thể dân tộc ta, nhân dân ta giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật. Trong Tuyên ngôn độc lập ngày
2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940,
nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi
Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập
nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam
từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.
Có những
sự kiện mà thời gian càng lùi xa càng nhìn nhận rõ hơn tầm vóc vĩ đại, cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một trong những sự kiện đó. Tất
nhiên, đất nước hôm nay tuy đã đạt nhiều thành tựu vĩ đại song vẫn còn những
hạn chế, bất cập, thế nhưng đó không phải lỗi của những lớp cha anh đã làm nên
cuộc cách mạng vĩ đại này.