Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày 2...
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy
nhiên, trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp,
các thế lực thù địch, đối tượng phản động, đã tung ra nhiều luận điệu tuyên truyền,
xuyên tạc gây nhũng nhiễu thống tin, hoang mang dư luận nhằm chia rẽ, phá vỡ khối
đoàn kết toàn dân tộc. Một trong những luận điệu xuyên tạc, kích động, phá hoại
bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp được chúng tuyên truyền lần này đó là: “Việc bầu
cử Quốc hội và HĐND chỉ là nghĩa vụ chứ không phải là quyền lợi, dân chủ, đều
là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có quyền thực sự”, “phải sửa đổi
hệ thống bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do... còn nếu
với cách tổ chức bầu cử và cơ chế bầu cử theo quy định này thì đối với nhiều đại
biểu có thể tự mình công bố mình trúng cử và có đủ tư cách đại biểu mà không cần
phải tổ chức bầu cử tốn tiền thuế của dân”...
Những luận điệu trên của các thế lực thù địch, phản động là kiểu lập luận quy chụp, bóp méo sự thật lịch sử và tiến trình bầu cử ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đánh lừa và hướng dư luận ủng hộ cho những mưu toan chính trị thâm độc của chúng. Cả lý luận và thực tiễn sinh động tại Việt Nam đã và đang “bẻ gãy” những luận điệu đó, thể hiện trên một số khía cạnh sau:
1. Bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của mỗi công dân Việt Nam
Đại
biểu Quốc hội là đại biểu của nhân dân, do vậy, nhân dân luôn có vai trò to lớn
trong mọi khâu, mọi quy trình bầu cử. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta
đã diễn ra được 14 khóa, từ khóa đầu tiên (06/01/1946) đến nay đều được tiến
hành một cách dân chủ, công khai bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, nguyên tắc và
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả và thành công của các cuộc bầu cử, một lần
nữa góp phần khẳng định bản chất ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và những
giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc Việt Nam. Đó là việc người dân luôn chủ
động, trách nhiệm, thực hiện trọn vẹn trách nhiệm, bổn phận công dân đối với Tổ
quốc. Mỗi cuộc bầu cử tuy diễn ra ở thời điểm cách mạng khác nhau, với những
khó khăn, chông gai khác nhau, song toàn dân, toàn quân ta luôn một lòng hướng
về Đảng và Quốc hội, đoàn kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, bổn phận, để mỗi kỳ
bầu cử, số cử tri đi bầu luôn đạt tỷ lệ cao, góp phân quan trọng vào thành công
của cuộc bầu cử.
Ở
Việt Nam, quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân
được quy định trong Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống
pháp luật của Nhà nước ta. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công
dân. Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu
ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thống qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu
bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt
mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến
hành các hoạt động quản lý xã hội.
2. Nước Việt Nam
là nước dân chủ, mọi quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân, tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân.
Điều
này đã được chứng minh cả về mặt lý luận và thực tiễn. V.I.Lênin khẳng định: “Với
việc phát triển chế độ dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là với việc làm cho toàn
thể quần chúng nhân dân tham gia thực sự bình đẳng và thực sự rộng rãi vào mọi
công việc của nhà nước”. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người vào
điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
trong phần mở đầu khi viết tác phẩm “Dân vận” (năm 1949): “Bao nhiêu lợi ích đều
vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách
nhiệm của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn
thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng
đêu ở nơi dân”.
Thấm
nhuần những tư tưởng trên, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi lãnh đạo, nền dân chủ ở
Việt Nam ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát triển, nhất là giai đoạn hiện
nay: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Theo
tiến trình phát triển của xã hội, tính dân chủ trong bầu cử và ứng cử ngày càng
được mở rộng. Dẫu còn mặt này mặt khác, có một vài đại biểu chưa đạt được như kỳ
vọng của cử tri, nhưng thực tế chúng ta có thể thấy rằng chất lượng đại biểu Quốc
hội, HĐND ngày càng được nâng cao. Điều này được minh chứng khi trên diễn đàn của
Quốc hội, của HĐND các cấp ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tiếng nói đại diện
cho quyền lực nhân dân trong hoạt động kiểm tra giám sát của các đại biểu Quốc
hội, HĐND, trong các phát biểu, kiến nghị, góp ý và thống qua các văn bản quy
phạm pháp luật và giải quyết những vấn đề mà cử tri, nhân dân cả nước quan tâm.
Trải
qua nhiều kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các công dân cử tri đã ý
thức được quyền và nghĩa vụ của mình nên đã tích cực thể hiện quyền làm chủ của
mình thống qua lá phiếu bầu, tích cực tham gia vào cuộc bầu cử từ giai đoạn giới
thiệu người ứng cử, tham gia các Hội nghị cử tri để đóng góp ý kiến, nhận xét,
bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đên giai đoạn bỏ phiêu bầu để ngày bầu
cử đã thực sự trở thành ngày hội, một dịp sinh hoạt chính trị của đồng bào nhân
dân cả nước. Những vấn đề chưa phù hợp trong quy chế, quy định bầu cử đã tiếp tục
được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho quyền lực của người dân được thực
hiện tốt hơn trên thực tế.
3. Nguyên tắc bầu
cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp là bảo đảm ý chí của nhân dân và phù hợp với
xu hướng tiến bộ xã hội
Ở
Việt Nam, Hiến pháp và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân quy định: cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp theo bốn
nguyên tắc: phổ thống, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những quy định của
pháp luật bầu cử ở Việt Nam thể hiện một cách nhất quán nhận thức về các nguyên
tắc bầu cử để đảm bảo ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội,
phù hợp với Tuyên ngôn nhân quyền mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thống qua năm
1948 đã nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực nhà nước. Ý chí
thế giới thông qua các cuộc bầu cử và chân chính, theo nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương
đương ".
Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, có chức năng thiết lập, quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng của đất nước về nội dung, đối ngoại và giám sát hoạt động cao nhất của Nhà máy nước. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang nỗ lực đoàn kết hướng đến Đại hội lần thứ XIII Đảng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới như ngày hội của toàn dân với tinh thần phấn khởi động, tự hào để thống qua lá phiếu có trách nhiệm của mình lựa chọn những đại biểu có đức có tài, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, xứng đáng là nơi gửi gắm niềm tin của cử tri cả nước vì một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thực hiện thành công cuộc bầu cử sẽ thực hiện góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và xã hội chế độ chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, sự lựa chọn, bầu ra những người biểu hiện về đức, tài, xứng đáng cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong quốc hội và HĐND các cấp mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Do vậy, những luận điệu của thế lực thù dịch, phản động cho rằng: “Việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng chỉ là nghĩa vụ chứ không phải là quyền lợi, dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có quyền thật sự"... là hoàn toàn xuyên tạc sai sự thật, nhằm tuyên truyền chống phá chế độ, chống Đảng, Nhà nước Việt Nam trước Đại hội Đảng lần thứ XIII, bầu cử Quốc hội và HĐND cấp giai đoạn 2021-2026, nhằm gây nhũng loạn thông tin, mâu thuẫn nội bộ mà thôi. /.
-Cá-