“SỰ ƯU VIỆT, DÂN CHỦ, KHÁCH QUAN” CỦA BẦU CỬ Ở VIỆT NAM

  Gần như đã thành thông lệ, các thế lực thù địch, phản động luôn coi bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐN...

 

Gần như đã thành thông lệ, các thế lực thù địch, phản động luôn coi bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là cơ hội để chống phá cách mạng Việt Nam. Cụ thể hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều website, một số trang báo nước ngoài, trang mạng xã hội, trang blog cá nhân do các tổ chức phản động, cá nhân chống đối, cơ hội chính trị điều hành đã đăng tải nhiều nội dung, bài viết thể hiện cái nhìn phiến diện, sai lệch về công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp ở Việt Nam như: “Đảng Cộng sản lãnh đạo bầu cử là không dân chủ”; “Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam là hình thức”; “Phải tiến hành bầu cử một cách dân chủ như kiểu Mỹ và các nước Phương tây”…

Vậy, chúng ta có thể nhìn thẳng vào vấn đề “Bầu cử ở VIỆT NAM thể hiện tính ưu việt, khách quan, dân chủ, văn minh hơn kiểu bầu cử ở Mỹ và các nước Phương tây” mặc dù dẫu biết “Mọi sự so sánh đều khập khiễng”, qua các dẫn chứng như sau:



Thứ nhất, công tác “then chốt” trong quá trình tổ chức cho cuộc bầu cử trên là công tác nhân sự “ứng cử viên” ở nước ta là một cách làm phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình của đất nước, với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cách mạng của đất nước. Cách tiến hành này đảm bảo nguyên tắc, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ và đồng thời phát huy dân chủ, nguyện vọng qua cơ chế đại diện của đại biểu Quốc hội, đại diện cho cử tri, nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội được pháp luật quy định từ việc lựa chọn người ứng cử được thực hiện theo 3 bước (lần) hiệp thương, tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác của người ứng cử; tổ chức tiếp xúc cử tri vận động bầu cử của các ứng cử viên tại các đơn vị bầu cử đến việc thực hiện quyền tố cáo, khiếu nại của công dân liên quan đến người ứng cử đến công tác tổ chức bầu cử đều được pháp luật quy định chặt chẽ, đảm bảo sự tham gia của Nhân dân trên cơ sở các nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ngoài ra, trong Hiếp pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo...”.

Do đó, trong cuộc bầu cử ở Việt Nam luôn lấy nhân dân là trung tâm, nhằm thể hiện nguyên tắc nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Thứ hai, sự “khách quan”, “dân chủ”, “tiến bộ” được thể hiện trong cơ cấu đại biểu “Số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 -50 đại biểu, tương đương từ 5 - 10%. Ngoài ra, còn có các cơ cấu kết hợp khác như cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức, thành phần dân tộc, tôn giáo... Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu thì có khoảng từ 25 đến 50 đại biểu; nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu (Theo Nghị quyết số 1185/NQ -UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XV)… do đó, sự hoà hợp, đoàn kết dân tộc, không phân biệt các giai tầng trong xã hội ở nước ta đã được thể hiện sự “khách quan”, “dân chủ”, “tiến bộ” hơn nền bầu cử ở Mỹ và các nước Phương tây, nơi bị chỉ trích vì thiếu sự “công bằng” và thiếu tính chính đáng như: Theo chế độ đa đảng, hệ thống này loại bỏ các đảng nhỏ ra khỏi cuộc chơi quyền lực, và các đảng nhỏ không có được tỷ lệ đại diện công bằng mà họ đáng được có trong cơ quan lập pháp và nó tạo điều kiện cho các đảng chính trị phát triển dựa trên sự cố kết về dòng họ, sắc tộc, tôn giáo, có nguy cơ tạo ra các “lãnh địa” riêng, khiến các đảng nhỏ hơn, các nhóm thiểu số, yếu thế khó có cơ hội chen chân vào cơ quan quyền lực. Thêm nữa, hệ thống này còn có điểm yếu là tình trạng phân tán phiếu bầu, khiến ứng cử viên thắng cử thường khó có thể có được đa số phiếu, làm giảm tính chính đáng đối với việc nắm quyền của người đó. Một điểm yếu cơ bản nữa của hệ thống này là sự phụ thuộc quá lớn vào cách phân chia ranh giới khu vực bầu cử. Hệ quả chính trị là lực lượng nào thao túng được việc phân chia ranh giới khu vực bầu cử thì sẽ chiến thắng, khiến mục đích tìm kiếm sự “công bằng” sẽ khó đạt được và mất đi tính đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân như ở Việt Nam.

Thứ ba, trong thực tế lịch sử đã chứng minh bầu cử Đại biểu Quốc hội và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam đã trải qua 14 lần (tính từ lần bầu cử Đại biểu Quốc hội Khoá I diễn ra vào ngày 06/01/1946) và đang hướng đến cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra vào ngày 23/5/2021. Nhìn vào lịch sử đó cho thấy: Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, góp phần tạo ra môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… ổn định và xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

 

 

 

Related

Luận bàn 1174647439932366765

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item