BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Tình trạng bạo lực học đường luôn là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh, thầy, cô giáo và nhà trường, là sự trăn trở của toàn xã hội ....
Tình trạng bạo
lực học đường luôn là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh, thầy, cô giáo và
nhà trường, là sự trăn trở của toàn xã hội. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang
ngược, bất chấp công lý, đạo lý gây nên những tổn thương về tinh thần và thể
xác.
Nguyên nhân thứ nhất của bạo lực học
đường trước hết xuất phát từ chính bản thân học sinh: Đặc
biệt là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do có sự chuyển biến về
mặt tâm lý của bản thân, giai đoạn này hình thành nhân cách con người, cùng với
đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao, trong giai đoạn
này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến các em học
theo, dẫn đến nhiều vụ việc đánh nhau tại trường
học.
Nguyên nhân thứ
hai từ góc độ gia đình: một số phụ huynh ít
quan tâm tới con cái, hoặc phụ huynh bạo hành gia đình lên chính con cái
của mình, những vụ bạo hành gia đình như vậy cũng không phải là chuyện hiếm
gặp. Học sinh trong độ tuổi 12-17 tuổi là giai đoạn học sinh hình thành nhân
cách, chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương,
hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực
học đường.
Nguyên nhân thứ
ba từ góc độ xã hội: Hiện nay học sinh tiếp xúc dễ dàng với những hành
vi bạo lực trên các trang mạng xã hội, internet, phim ảnh và
trò chơi điện tử mang tính bạo lực đã phần nào tác động
tới nhận thức của học sinh, hình thành nên những tư tưởng bạo lực.
Nguyên nhân thứ
tư có một phần do giáo dục từ phía nhà trường: Các bài giảng còn
nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh, chưa có
nhiều hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nhận thức được các bài học của lòng nhân
ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung
quanh.
Để hạn chế tình
trạng bạo lực học đường, cần có những giải pháp thiết thực, hợp lý và thực hiện
một cách nghiêm ngặt. Về phía học sinh, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu,
nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.
Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường
để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối
xử. Với nhà trường, cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học
sinh để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình học sinh để có biện pháp giải
quyết ngay khi học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực. Đối
với gia đình, phụ huynh cần thay đổi quan điểm giáo dục con cái. Lâu nay chúng
ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc con em mình
nghĩ gì, cần gì, xử sự như thế nào với bạn bè; cha mẹ hãy là những người bạn
đồng hành cùng con cái, tránh tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ỷ lại, dựa
dẫm và hưởng thụ.