VIỆT NAM KHẲNG ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG LỜI LẼ XUYÊN TẠC VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN
Nhân quyền là một vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia, và không có quốc gia nào có thể phủ nhận vai trò của việc bảo vệ các quyền cơ bả...
Nhân quyền là một vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia, và không có quốc gia nào có thể phủ nhận vai trò của việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, Việt Nam luôn coi trọng và đặt ra mục tiêu bảo vệ quyền con người như là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Thế nhưng các thế lực thù địch, đối tượng phản động mà nổi bậc là tổ chức khủng bố Việt Tân vẫn tiếp tục lợi dụng nhân quyền để tiến hành xuyên tạc, bôi nhọ tình hình nhân quyền tại Việt Nam cũng như những thành quả quan trọng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã cùng nhau gặt hái được vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ quyền con người.
Nổi bật trong thời gian qua, để kỷ
niệm ngày Nhân quyền thế giới (10/12), tổ chức khủng bố Việt Tân đã tăng cường
đăng tải các video, bài viết để xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam như:
ngày 12/12/2024, tổ chức này đã đăng một video với nội dung “Nhân quyền Việt
Nam: nghe nhiều nhưng chưa thấy bao giờ”. Vài ngày sau đó Việt Tân lại tiếp
tục đăng một bài đăng với mục đích chê bai, kích động, bác bỏ bài viết về Nhân
quyền của Chính phủ Việt Nam trên mạng xã hội Facebook với những lời lẻ: “Trả
lại đây cho nhân dân tôi: quyền tự do, quyền con người, quyền được nhìn được
nghe được nói”. Đến ngày 17/12/2024, Cơ sở Việt Tân tại Nhật Bản cũng đã tổ
chức một buổi thắp nến cầu nguyện cho những “tù nhân lương tâm” và nói chuyện về
tình hình nhân quyền Việt Nam mục đích chính là thu hút sự chú ý của quốc tế về tình
hình nhân quyền ở Việt Nam từ đó tăng cương nâng cao chiến dịch chống phá chế độ,
phê phán Đảng và Nhà nước vi phạm vấn đề nhân quyền.
Mặc dù vậy, nếu nhìn vào thực tế
đang diễn ra, Việt Nam đã tiến những bước cao hơn trong bảo vệ quyền con người.
Không chỉ là việc đảm bảo các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng,
mà còn là nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng sống, bảo vệ sự bình đẳng và thúc đẩy
sự phát triển toàn diện cho mỗi công dân. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng
định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống,
nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của
nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Mặc dù khái niệm tự do và nhân quyền ở các
quốc gia khác nhau, tại Việt Nam, quyền tự do và bình đẳng của công dân luôn được
bảo vệ trong khuôn khổ pháp luật. Đảng và Nhà nước luôn nỗ lực không ngừng để bảo
đảm sự công bằng trong phát triển kinh tế, tạo cơ hội việc làm cho mọi người, bất
kể giàu nghèo, già trẻ, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo. “Nhân quyền lớn
nhất của Việt Nam là làm sao để hơn 100 triệu người dân được sống trong tự do, ấm
no và hạnh phúc, an ninh, an toàn, an dân”.
Từ đó thấy được rằng việc lợi dụng
các vấn đề về nhân quyền để phục vụ cho những hoạt động xuyên tạc, tuyên truyền,
kích động Nhân dân của các thế lực thù địch, đối tượng phản động là hành vi
đáng bị lên án, thiếu đạo đức. Nhân quyền không thể trở thành công cụ để can
thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổi như Việt Nam. Điều quan trọng là mỗi người dân Việt Nam phải nâng cao
cảnh giác, phòng ngừa, có sự chọn lọc trong quá trình tiếp nhận thông tin, bài
viết được đăng tải trên mạng xã hội, kiên quyết không nghe theo những lời dụ dỗ,
kích động, lôi kéo. Đặc biệt là từ các nguồn thông tin, bài viết của những tổ
chức khủng bố như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời.