CẢNH GIÁC, NHẬN DIỆN ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên một lãnh thổ thống nhất. Tất cả các dân tộc trong nước đều bình...
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên một lãnh thổ thống nhất. Tất cả các dân tộc trong nước đều bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc giải quyết vấn đề dân tộc, đặc biệt ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, là nhiệm vụ then chốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong những năm
qua, nhờ có sự quan tâm to lớn từ Đảng, Nhà nước, và sự phối hợp tích cực của
các cấp, các ngành, đời sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước
chuyển biến tích cực và bền vững. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao;
các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy; hệ thống giáo dục được
đầu tăng cường, và mạng lưới y tế được củng cố. Nhiều địa bàn vùng dân tộc thiểu
số đã về đích nông thôn mới theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển, Nhà nước kiên quyết đấu tranh loại bỏ mọi biểu
hiện về kỳ thị và chia rẽ dân tộc, ngăn chặn các hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc
để gây bất ổn chính trị - xã hội. Tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam đều hướng tới sự phát triển bền vững, đoàn kết, hạnh phúc và ấm no.
Các
phần tử phản động đã triệt để khai thác các vấn đề liên quan đến dân tộc, lợi dụng
những lỗ hổng pháp lý để tiến hành các hoạt động chống phá. Chúng sử dụng chiêu
bài đấu tranh vì "dân chủ", "nhân quyền", "tự do dân tộc"
và "tôn giáo" nhằm lôi kéo, lừa dối đồng bào dân tộc thiểu số, thành
lập nhiều hội, nhóm với tính chất phức tạp, hoạt động cả trong và ngoài nước.
Điển hình là các tổ chức như "Nhà nước Mông", "Nhà nước Đêga độc
lập", "tổ chức Tin lành Đêga", "tổ chức bất hợp pháp Dương
Văn Mình"…Các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài không ngừng móc nối
và hỗ trợ về cả tinh thần lẫn vật chất cho các đối tượng chống đối trong nước.
Dưới danh nghĩa đấu tranh vì "ly khai", "tự trị dân tộc",
chúng tận dụng đặc điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khai thác sự khác biệt
về văn hóa, tập quán để gieo rắc tư tưởng sai lệch, gây nhầm lẫn trong nhận thức
của cộng đồng. Từ đó, chúng kích động đồng bào tham gia biểu tình, gây rối an
ninh, tiến tới các cuộc bạo loạn nghiêm trọng, như đã xảy ra tại Tây Nguyên vào
các năm 2001, 2004, và tại Mường Nhé (Điện Biên) năm 2011.
Song
song đó, chúng tập trung tuyên truyền, lôi kéo một số cá nhân thuộc dân tộc thiểu
số trong và ngoài nước, tạo dựng những "ngọn cờ" nhằm tập hợp lực lượng.
Chúng cũng lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng truyền thông xã hội
như TikTok, Facebook, Instagram, Twitter, WeChat, YouTube,... để thiết lập nhiều
diễn đàn với mục tiêu chống đối; một số diễn đàn công khai chỉ trích đường lối
của Đảng và Nhà nước, trong khi số khác ngụy trang dưới danh nghĩa bảo vệ
"tự do" và "dân chủ" cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các vấn
đề liên quan đến dân tộc thiểu số thường bị chúng thổi phồng nhằm tranh thủ sự ủng
hộ từ các thế lực nước ngoài. Chúng tăng cường chính trị hóa và quốc tế hóa các
vấn đề dân tộc, tôn giáo với mục tiêu gây mất ổn định xã hội, tạo sức ép và can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Trên các diễn đàn quốc tế, chúng vu
cáo chính quyền Việt Nam "đàn áp", "xua đuổi" người dân tộc
thiểu số vượt biên trái phép, hoặc cáo buộc Việt Nam ngược đãi những cá nhân “bất
đồng chính kiến”, các chức sắc và tín đồ tôn giáo. Ngoài ra, chúng còn bịa đặt
về việc chính quyền ngăn cấm "quyền tự do ngôn luận" và "trao đổi
thông tin" nhằm hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực
tiễn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã
cho thấy, các thế lực thù địch và phản động thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc
để kích động, chia rẽ, phá hoại nội bộ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Đây là một phần trong âm mưu chống phá cách mạng, hướng tới việc xóa bỏ chế
độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam của chúng. Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng
cao ý thức cảnh giác của công dân là vô cùng quan trọng. Mỗi người trong chúng
ta cần phải chủ động nhận diện và kiên quyết đấu tranh với các âm mưu và hoạt động
lợi dụng vấn đề dân tộc để xâm phạm an ninh quốc gia, góp phần bảo vệ sự ổn định
chính trị và phát triển bền vững của đất nước.