ĐỪNG ĐỂ CÁCH MẠNG MÀU “GÕ CỬA” VÀO VIỆT NAM
Những ngày gần đây, tình hình đất nước Bangladesh đang ngày càng trở nên căng thẳng. Hãy nhìn vào tình hình của Bangladesh hiện nay, chỉ t...
Những ngày gần đây, tình hình đất nước Bangladesh đang ngày càng trở nên
căng thẳng. Hãy nhìn vào tình hình của Bangladesh hiện nay, chỉ từ một cuộc biểu tình ôn hoà bình thường bỗng chốc trở
thành một cuộc bạo loạn lật đổ. Người dân kéo đổ tượng ông Sheikh Mujibur
Rahman, người lập ra đất nước Bangladesh. Từ đó ta có thể nhận ra hình ảnh này không khác gì cái cách Ukraine kéo đổ tượng Lênin. Điều đó càng
chứng tỏ, "Cách mạng màu, diễn biến hoà
bình" đã “gõ cửa” thành công trên đất nước Bangladesh.
Tại Việt Nam, những dấu hiệu của cách mạng màu vẫn âm ỉ trôi
một cách âm thầm lặng lẽ. Không khó để nhận ra trong những năm gần đây đã có nhiều
phong trào kêu gọi người dân bằng những mỹ từ đẹp đẽ như: "Hướng về biển
đảo quê hương", "bảo vệ màu xanh đất việt", "đấu tranh vì
thành phố văn minh", "loại bỏ các dự án "ăn cả vào tương
lai""...
Tuy nhiên, những thủ đoạn được khoác chiến áo đẹp đẽ và tiến
bộ này thường được các thế lực thù địch lồng ghép những luận điệu xuyên tạc,
kích động người dân Việt. Hẳn mọi người còn nhớ sự kiện HD-981 năm 2014, nhân dân
ta biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại khu vực thêm lục
địa của Việt Nam. Nhìn thì có vẻ như thể hiện “lòng yêu nước”, nhưng yêu nước thì ít mà phá hoại thì
nhiều. Dưới tác động của một số đối tượng, từ phản đối biến thành bạo loạn, kéo
nhau đi đập phá các công ty, các khu công nghiệp…
Tổng thiệt hại lên tới gần 3.000 tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư và
việc làm của người dân. Và hậu
quả như thế nào thì mọi người thấy rõ, các doanh nghiệp nước ngoài chuyển hướng
sang các thị trường khác và bye bye thị trường Việt Nam. Đây
có thể xem là một âm mưu tương đối thành công của các thế lực phản động trong
và ngoài nước nhằm vào sự ổn định, trật tự, an ninh, an toàn của đất nước. Các
thế lực thù địch đã lợi dụng thành công sự kém hiểu biết của một bộ phận quần
chúng nhân dân và sự chậm trễ trong công tác tuyên truyền, từ đó kích động đám
đông đi từ biểu tình đến bạo loạn.
Một sự việc đau lòng
khác,
tháng 6/2018, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đặc khu
Kinh tế và cũng thời điểm đó, Quốc hội dự kiến thông qua Luật An ninh mạng. Trên các trang mạng xã hội liên tục xuất hiện các tin bài
xuyên tạc, phản đối. Và chỉ chớp lấy thời cơ, dưới bàn tay của các thế lực chống
đối, hàng ngàn người tại một số tỉnh, thành xuống đường biểu tình phản đối dự
thảo Luật Đặc khu Kinh tế và Luật An ninh mạng. Đỉnh điểm là bạo
loạn ở Phan Rí, Bình Thuận Người
biểu tình chặn Quốc lộ 1A, đập phá đồn Công an, đám đông còn chuẩn tràn vào
Bộ chỉ huy Quân sự Bình Thuận và Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận nhằm
cướp bóc…. Đáng lo ngại hơn, đã xuất hiện hành vi tấn công các cơ quan
chính quyền và Quân đội. Qua những cuộc
biểu tình, bạo loạn, xung đột vũ trang theo hướng “cách mạng màu” nói trên,
chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, chính không gian mạng là một trong những
phương tiện truyền thông quan trọng được các thế lực thù địch và các đối tượng
chống đối triệt để lợi dụng nhằm tung tin xuyên tạc, kêu gọi, tổ chức tập hợp
người dân, ban đầu là theo các phong trào đường phố, tiến tới đi đến bạo loạn,
tấn công lực lượng cảnh sát, quân đội, gây tê liệt, sụp đổ chính quyền. Từ đó,
các thế lực thù địch dựng lên những chính quyền tay sai không có quyền lực thực
tế hoặc đất nước bị xâu xé bởi những phe phái chính trị, vũ trang sắc tộc, tôn
giáo…
Bài học cho chúng ta - Việt Nam. Khi mà các thế lực phản
động đang reo rắc "cách mạng sắc màu", đứng sau là đủ loại thế
lực trong - ngoài, mục tiêu của bè lũ phản cách mạng này là tẩy trắng, viết lại
lịch sử, xoá bỏ thành tựu, văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hiểu bản chất của "cách mạng màu" là điều hết
sức quan trọng để mỗi người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay
hiểu được giá trị vĩ đại của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp
đổi mới. Đó cũng là cơ sở để giới trẻ không bị mơ hồ, ảo tưởng bởi những luận
thuyết kêu gọi cách mạng đường phố, phản kháng phi bạo lực, xúi giục đấu tranh
đòi lật đổ chế độ mà kẻ địch rêu rao “vì tương lai tốt đẹp”!