Nhận diện, đấu tranh với những luận điệu sai trái, bôi đen về thực tiễn nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Ngày 02/8/2024, Bộ Thương mại Mỹ công bố về việc tiếp tục chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Lợi dụng điều này, các thế...
Ngày 02/8/2024, Bộ Thương
mại Mỹ công bố về việc tiếp tục chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường ở
Việt Nam. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch,
phản động đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc bản chất, phủ định thành
tựu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Những ngày qua, sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố về
việc tiếp tục chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, trên các trang tin của những hội nhóm, tổ chức phản
động đăng tải nhiều bài viết khoe “thành quả”, “chiến tích” về các hoạt động
vận động, lên tiếng, thúc giục, kêu gọi các tổ chức, cá nhân có tiếng nói gây
sức ép lên chính quyền Mỹ từ chối công nhận quy chế nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam. Thông qua mạng xã hội, các tổ chức phản động đã rêu rao với những
luận điệu xuyên tạc, ra sức bôi đen về thực tiễn của nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Đơn cử, trang facebook BBC Tiếng
Việt đã xuyên tạc, vu cáo “Nguyên nhân Mỹ từ chối nâng cấp Việt Nam lên nền kinh
tế thị trường do nhà nước Việt Nam vẫn can thiệp sâu vào mọi khía cạnh của nền
kinh tế, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống tư pháp và tệ nạn
tham nhũng”. Còn trên Fanpage Việt Tân thì cố tình bôi nhọ rằng, “cứ như thế
này thì dân tộc Việt Nam làm sao ngóc đầu nổi”; “Mỹ công bố xếp hạng Việt Nam
vào diện nền kinh tế phi thị trường nói lên điều gì”?... Bên cạnh đó, Một số
phần tử phản động lưu vong cũng nhân cơ hội này lấy làm hả hê, xuyên tạc “độc
tài thì làm gì có cơ chế kinh tế thị trường”, “muốn có kinh tế thị trường phải
đa nguyên, đa đảng”. Các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và số
đối tượng xấu còn cố tình suy diễn rằng, dường như Việt Nam đã, đang âm thầm
chuyển hướng sang phát triển kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa
bằng việc khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng sự điều tiết của thị
trường trong những năm qua dù Việt Nam vẫn tuyên truyền bằng cách sử dụng các
từ ngữ, khái niệm của chủ nghĩa xã hội.
Thành quả đạt được là những minh chứng rõ ràng nhất sự đúng đắn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam |
Mục đích của những chiêu
trò này là bôi đen, kích động, đả phá nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, cổ xúy việc Mỹ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường
cho Việt Nam. Chúng cố tình lấy cớ sự kiện này để chống phá Đảng, Nhà nước ta, xuyên
tạc nhằm chuyển hướng đi đến mục đích xấu xa hơn là thay đổi thể chế chính trị
tại Việt Nam, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển sang đa
nguyên, đa đảng. Qua đó, gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng đến sự thống nhất nhận
thức, tư tưởng trong Đảng và trong xã hội.
Trên thực tế, tư duy đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được định hình từ Đại hội VI (1986) của Đảng. Thuật ngữ xây dựng “nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa” được Đảng ta sử dụng tại Đại hội lần thứ IX (năm 2001). Đồng
thời, Đảng ta đã chính thức xác định mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”; khẳng định lựa chọn mô hình kinh tế thị trường ở nước ta là lựa chọn
phù hợp, tất yếu để đưa đất nước ta phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội VI của Đảng là dấu mốc quan trọng trong việc đổi mới tư duy và hành động, hướng đến phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam |
Từ đó đến nay, nhận
thức của Đảng ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng
được bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đến Đại hội XIII, Đảng
ta xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế
tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh
tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy
luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của đất nước”.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam về cơ bản
đã hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại theo các chuẩn mực
quốc tế, như đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, tự do sản
xuất, kinh doanh, lưu thông những hàng hóa mà pháp luật không cấm, các chủ thể
kinh tế cạnh tranh bình đẳng, hệ thống các loại thị trường phát triển ngày càng
đồng bộ…
Từ khi đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay, Việt Nam luôn nằm trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỷ đôla Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 4.300 đôla Mỹ năm 2023; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng đến 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 10%/năm. Năm 2022, xuất khẩu đạt khoảng 371,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021. Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam cũng đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hơn 60 đối tác thương mại trên thế giới. Những thành tựu đổi mới của Việt Nam đã cho thấy, việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết rất tốt những vấn đề xã hội.
Bộ trưởng Ngoại thương
Costa Rica Manuel Tovar đã trực tiếp thông báo và trao Công hàm về việc Costa
Rica công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường. |
Theo Bộ Công Thương, đến
nay 73 nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, bao gồm các nền
kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... Mới nhất, Vương quốc
Anh đã có Thư chính thức công nhận quy chế thị trường của Việt Nam. Về phản ứng
của Việt Nam trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục chưa xác định Việt Nam là
nền kinh tế phi thị trường, mới đây Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm
Thu Hằng cho biết: “Trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Việt
Nam đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện cam kết về việc phối hợp rộng rãi, mạnh
mẽ, mang tính xây dựng và tiến tới sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của
Việt Nam. Các cơ quan hữu quan của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với
các đối tác Hoa Kỳ bảo đảm quan hệ kinh tế, thương mại song phương tiếp tục
phát triển ổn định, hài hòa, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và
người dân hai nước”./.