“Của cho không bằng cách cho” và thực trạng vấn đề từ thiện hiện nay
Trước tình hình thiệt hại nặng nề của cơn bão số 3 Yagi vừa qua, người dân vùng bị ảnh hưởng đang oằn mình khắc phục những tổn thất sau bã...
Trước tình hình thiệt hại
nặng nề của cơn bão số 3 Yagi vừa qua, người dân vùng bị ảnh hưởng đang oằn
mình khắc phục những tổn thất sau bão lũ thì những sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn
tinh thần từ các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc là vô cùng cấp thiết. Tuy
nhiên, thực trạng các hoạt động từ thiện hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng lưu
tâm và cần các cơ quan vào cuộc chấn chỉnh các hành động lệch lạc này.
Mất mát, đau thương, đặc
biệt là những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại bởi lũ ống, lũ quét, sạt lở
đất xóa sổ gần cả một làng khiến đồng bào ta xót xa vô cùng. Đảng và Nhà nước,
các cấp chính quyền địa phương đã kịp thời hỗ trợ, điều động nhân lực đến hỗ trợ
nhân dân thiệt hại, đồng lòng, giúp sức cùng người dân vượt qua khó khăn. Bên cạnh
những chỉ đạo, quan tâm kịp thời của Nhà nước ta thì còn có các cá nhân, các mạnh
thường quân sẵn sàng đứng ra quyên góp các nhu yếu phẩm, hàng nghìn chiếc xe cứu
trợ từ các vùng khác nhau đổ về các vùng ngập lụt, vùng bị cô lập bởi bão lũ để
tiếp ứng những vật dụng cần thiết để duy trì sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Bão lũ tuy đã qua đi
nhưng những thiệt hại nặng nề vẫn còn đó, ổn định cuộc sống sau bão lũ là vấn đề
cần được đặc biệt quan tâm tiếp theo. Những vùng bị thiệt hại cần phục hồi lại
cuộc sống thường ngày, dựng lại nhà ở, sửa chữa thay thế những thiết bị hỏng
hóc,… những điều này cần một chi phí khổng lồ. Chính vì vậy, UB MTTQVN đã chia
sẻ số tài khoản để các cá nhân, tổ chức ủng hộ bằng tiền để quyên góp cho đồng
bào khắc phục sau thiên tai. Khi thông báo được được ra, hàng trăm tỷ được đổ về
số tài khoản này trước những hậu quả quá nặng nề mà cơn bão đi qua. Tuy nhiên,
trước sự chia sẻ đóng góp của các cá nhân tổ chức còn có một số những trường hợp
lợi dụng việc ủng hộ để trục lợi cho bản thân được phanh phui sau khi UB MTTQ
VN công bố sao kê tài khoản các ngân hàng khác nhau của tổ chức này.
Ngày 12/09/2024, trên
trang chính thức của UBMTTQ đăng tải bản sao kê hơn 12.000 trang về danh sách
những cá nhân, tổ chức đã chuyển khoản ủng hộ vũng bão lũ gây xôn xao dư luận.
Danh sách này bao gồm những món tiền từ vài chục nghìn đến hàng trăm triệu đồng
được thống kê chi tiết rõ ràng nội dung. Bên cạnh những món tiền xuất phát từ
tâm các người dân, thì một số cá nhân lợi dụng nhân danh tổ chức đã quyên góp số
tiền thực tế nhỏ hơn rất nhiều với số tiền cả tổ chức quyên góp để trục lợi.
Hơn thế nữa là một bộ phận người đã đăng tải màn hình giao dịch quyên góp đến 9
chữ số nhưng thực tế chỉ có 6 chữ số khiến cộng động phẫn nộ lên án. Đỉnh điểm
là trường hợp của cựu vận động viên thể dục quốc gia Louis Phạm (Phạm Như
Phương) là một người có ảnh hưởng đã đăng tải hình ảnh số tiền quyên góp đồng
bào che 9 chữ số và hở đầu trên số đầu tiền khiến cư dân mạng đoán là khoản tiền
500.000.000 đồng. Sau khi sao kê được đăng tải lên, cư dân mạng đã phát hiện
giao dịch thực tế chỉ là 500.000 đồng với nhiều bằng chứng chứng minh rằng đây
chính xác là giao dịch mà cựu vận động viên này đã đăng tải lên nền tảng xã hội.
Ngày 21/09/2024, Phạm Như Phương đã đăng tải bài viết thú nhận mình đã “phông bạt”
số tiền ủng hộ và gửi lời xin lỗi đến tất cả mọi người. Bằng uy tín của mình, một
số tổ chức, cá nhân kêu gọi từ thiện bằng tài khoản cá nhân, tuy nhiên khi UB
MTTQ Việt Nam công khai sao kê thì những người đã chuyển vào tài khoản cá nhân
của tổ chức, cá nhân trên mới “tá hoả” việc số tiền mình đã đóng góp đã rơi vào
túi của họ.
Qua những trường hợp nêu
trên đã gây ra những tiêu cực rất lớn đối với xã hội đặc biệt ảnh hưởng đến giới
trẻ hiện nay. Đó là tinh thần thiện nguyện từ tâm chứ không phải lợi dụng những
thời điểm khó khăn này để trục lợi cho bản thân cả về vật chất đến danh tiếng tầm
ảnh hưởng đến công chúng. Câu chuyện ăn chặn tiền từ thiện đã xảy ra từ lâu,
năm 2021 khi bão lũ đến với miền Trung cho thấy được những nghệ sĩ, người nổi
tiếng đứng ra cứu trợ vùng bị ảnh hưởng đã bỏ túi một số tiền khổng lồ khiến
chính quyền phải vào cuộc nhưng chưa nhận được câu trả lời được người dân hài
lòng. Đến nay, việc MTTQ đưa ra chi tiết số tiền quyên góp đã làm rõ chính xác
số tiền từ thiện mà cá nhân tổ chức đóng góp trong khi việc này cần được làm từ
rất lâu về trước.
Để sửa chữa những sai lệch
về từ thiện khiến người dân hiểu sai lệch về việc này khiến người dân hoang
mang, mất niềm tin vào Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ra công điện yêu
cầu công khai xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thiên tai để trục
lợi. Hơn thế nữa, Thủ tướng còn trực tiếp đến thăm hỏi bà con vùng bão lũ, kiểm
tra tình hình thực tế và chỉ đạo khắc phục hậu quả, kiểm soát việc tăng giá các
mặt hàng thiết yếu sau lũ và công tác tưới tiêu, trồng trọt, chăn nuôi của người
dân. Những hành động này quan tâm đến cả thể chất lẫn tinh thần của người dân
khiến phần nào đồng bào nguôi ngoai nỗi đau mất đi người thân và của cải.
Với
tấm lòng tương thân tương ái, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” của nhân dân trên
cả nước là hết sức đáng trân quý, nhưng việc từ thiện để hiệu quả thì phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa cả bộ máy quản lý Nhà nước với các nhân, tổ chức. Một
khi sự phối hợp này ăn ý thì sự minh bạch và ý nghĩa của từ thiện mới được phát
huy đúng nghĩa. Ngoài ra, việc đứng ra kêu gọi từ thiện cũng là lúc các tổ chức
phản động lưu vong nước ngoài lợi dụng cơ hội để tuyên truyền, nói xấu chính
quyền, móc nối với các đối tượng phản động, cơ hội chính trị… nhằm phục vụ cho
ý đồ chính trị của chúng./.