Đừng nghĩ xuất khẩu lao động là “Tha phương cầu thực”

  Bên cạnh chủ đề về chính trị, những chính sách phát triển kinh tế của nước ta cũng là một nội dung mà các thế lực thù địch, phản động thườ...

 

Bên cạnh chủ đề về chính trị, những chính sách phát triển kinh tế của nước ta cũng là một nội dung mà các thế lực thù địch, phản động thường nhắm tới để tổ chức xuyên tạc, chống phá. Từ số liệu mà các cơ quan chức năng đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, thế lực thù địch, phản động đội lốt bảo vệ nhân quyền sẽ nhảy vào xuyên tạc, phủ nhận những kết quả đã đạt được; thổi phồng những hạn chế, tồn tại hòng “bẻ lái”, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội, làm lung lay niềm tin vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước ta mà các bài viết do trang Facebook Việt Tân đăng tải dưới đây là một ví dụ.


Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu lao động không chỉ có ở riêng Việt Nam mà còn là xu thế chung của các nước đang phát triển. Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vừa góp phần giải quyết nhu cầu việc làm đồng thời còn là cơ hội tăng thu nhập cho người lao động. Lực lượng này cũng gửi về từ 3,5 đến 4 tỷ USD kiều hối mỗi năm, là nguồn thu ngoại tệ đáng kể góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của đất nước và quan hệ đối ngoại với các quốc gia.

Là một đất nước đang trong thời kỳ “dân số vàng” với lực lượng lao động trẻ và dồi dào song còn hạn chế về trình độ, chuyên môn (trong quý I/2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tuy nhiên, tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ chiếm 27.8%). Do đó, bên cạnh việc tăng cường công tác đào tạo chất lượng nguồn lao động, việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng là một cách để nước ta có một đội ngũ lao động chất lượng, đã được đào tạo, làm việc trong môi trường có trình độ khoa học, kĩ thuật cao. Lực lượng lao động này sau khi về nước sẽ là một thành phần quan trọng, bổ sung trình độ, kinh nghiệm cho lực lượng lao động trong nước.

Cùng với thức đẩy xuất khẩu lao động, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng công tác bảo hộ người lao động ở nước ngoài. Xuất khẩu lao động không chỉ là bằng mọi cách đưa lao động ra nước ngoài làm việc mà phải bảo đảm hỗ trợ, tạo điều kiện để người lao động có vị trí việc làm phù hợp cả khi ở nước ngoài cũng như sau khi về nước. Người lao động được tự do lựa chọn hình thức làm việc phù hợp, không bị ép buộc phải làm việc trái ý muốn và luôn được Nhà nước (thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao) thi hành mọi biện pháp để công dân được hưởng quyền lợi theo pháp luật, các điều ước mà Việt Nam và nước tiếp nhận tham gia, ký kết. Người lao động trước khi ra nước ngoài đều được đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ tại các trung tâm đào tạo; bản thân người lao động cũng luôn có ý thức học hỏi, trau dồi tay nghề, kinh nghiệm để có được thu nhập cao hơn. Các doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài làm việc cũng dần hướng đến đến xuất khẩu lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, chú trọng chất lượng, không chạy theo số lượng.

Từ một vấn đề hết sức bình thường là đưa lao động ra nước ngoài làm việc, qua góc nhìn của thế lực thù địch, phản động đã trở thành một vấn đề bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh đất nước. Với luận điệu quy chụp chủ trương đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là “buôn dân” để thu ngoại tệ; người dân đăng ký xuất khẩu lao động là nhằm “di cư để thoát cộng”…, bài viết của Việt Tân thể hiện cái nhìn hết sức phiến diện, xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Tự do lao động là quyền của mỗi công dân; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, kiếm tiền một cách chân chính bằng bàn tay, khối óc của mình để xây dựng gia đình, quê hương, đất nước thì đâu có gì phải xấu hổ. 

Related

Luận bàn 4296353486601874986

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item