Tuyên truyền một số hoạt động tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Hiện nay, tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến rất phức tạp, gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn mới,...
Hiện
nay, tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
diễn biến rất phức tạp, gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi
và ngày càng đa dạng; đối tượng thường lợi dụng lòng tham, niềm tin hoặc sự sợ hãi của người bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản; gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống nhân
dân. Thủ đoạn của các đối tượng chủ yếu như
sau:
- Lợi dụng lòng tham của người dân
: (1) Lừa đảo nhận quà từ nước ngoài; (2) Lừa đảo tuyển CTV bán hàng trên các
sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada...); (3) Lừa đảo kêu gọi
đầu tư tài chính, tiền ảo; (4) Lừa đảo trúng thưởng..
- Lợi dụng lòng tin của người dân: (1) Lừa
đặt cọc mua hàng nhằm chiếm đoạt tài sản; (2) Chiếm đoạt quyền sử dụng
tài khoản cá nhân (zalo, facebook...), mạo danh người thân, người quen để vay
tiền, chuyển tiền; (3) Lừa vay vốn qua mạng.
- Lợi dụng sự sợ hãi của người dân: (1) Mạo danh thông báo của ngân hàng, tổ chức tín
dụng để chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản; (2)Lừa giả danh cơ quan
Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án; (3) Lừa thông báo phạt vi phạm hành chính (vi phạm giao thông, nợ
cước điện, nước...)
Để tránh bị lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, người dân cần cảnh giác và thực
hiện các biện pháp phòng ngừa với một số nội dung sau:
1. Đề cao cảnh giác khi nhận
các cuộc gọi đến bằng số điện thoại lạ, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan
Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án
qua điện thoại, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà
ở... cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó,
đặc biệt không nghe theo các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ
định. Lực lượng chức năng, nhất là lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nếu
làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm
việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc Online qua mạng.
2. Không công khai các thông
tin cá nhân như: ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, số điện thoại, số tài khoản
ngân hàng ... lên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử
dụng vào mục đích lừa đảo; chọn lọc những thông tin cụ thể khi chia sẻ công
khai lên mạng xã hội.
3. Thường xuyên kiểm tra và
cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng,
tài khoản mạng xã hội và bảo mật tuyệt đối về thông tin của các tài khoản trên
gồm: tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng,... không
cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà chưa xác định được nguồn gốc.
4. Không truy cập các đường
link trong tin nhắn, email lạ không rõ nguồn gốc; không thực hiện giao dịch
theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội
dung liên quan đến giao dịch ngân hàng.
5. Cảnh giác, không tin vào
những chiêu trò nhận thưởng qua mạng mà yêu cầu nạp thẻ điện thoại, hoặc chuyển
tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng. Tìm hiểu kỹ thông tin
khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa
hẹn cho, tặng số tiền, tài sản lớn, không rõ lý do.
6. Cảnh giác với những trang
web giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web ngân hàng... lưu ý chỉ nên
nhập thông tin tài khoản ngân hàng trên trang web, ứng dụng chính thức của ngân
hàng có uy tín.
7. Đối với các tin nhắn qua
mạng xã hội, qua điện thoại người quen, bạn bè nhờ mua thẻ điện thoại, nhờ
chuyển tiền hộ cần gọi điện trực tiếp (nếu có thể nên gọi video call) để xác
nhận thông tin trước khi chuyển tiền yêu cầu của người đó.
8. Đối với các cá nhân có nhu
cầu chuyển, nhận tiền từ nước ngoài về thì gửi nhận thông qua ngân hàng có uy
tín, không sử dụng các dịch vụ chuyển tiền, đổi tiền quốc tế của các cá nhân,
tổ chức không hợp pháp.
9. Không mở hộ, cho thuê, bán
tài khoản ngân hàng cho người khác, đặc biệt là những đối tượng không quen
biết. Khi phát hiện đối tượng có hành vi mua, thuê người khác mở tài khoản ngân
hàng cần báo ngay cho cơ quan Công an để có biện pháp xử lý theo quy định của
pháp luật.
10. Khi mua hàng Online tìm
hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối không mua
ở những trang mạng xã hội không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ
ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt
hàng qua tin nhắn, chỉ bán hàng Online chứ không có cửa hàng cụ thể.