LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VÀ ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH KHI VIỆT NAM THÔNG QUA LUẬT CĂN CƯỚC
Ngày 01/4/2023, Chính phủ có tờ trình Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), trong đó có chỉnh lý tên gọi từ “Luật Căn cước công dân” t...
Ngày
01/4/2023, Chính phủ có tờ trình Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi),
trong đó có chỉnh lý tên gọi từ “Luật Căn cước công dân” thành “Luật Căn cước”.
Sáng ngày 27/11/2023, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 87,25%
đại biểu tán thành. Như vậy, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính
thức thông qua Luật Căn cước.
Ngay sau
đó, các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước; các cá nhân, tổ chức
thiếu thiện chí với Việt Nam đã triệt để lợi dụng vấn đề trên để hoạt động
chống phá, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước ta. Họ cho rằng,
việc gắn chíp vào thẻ căn cước là vi phạm đời tư cá nhân; thẻ bị gắn chíp, mã
QR khi người dân khi sử dụng sẽ bị theo dõi “mọi lúc, mọi nơi” và làm CCCD là
tốn thời gian, tiền bạc của nhân dân. Mục đích của chúng là tạo ra tranh cãi
trong xã hội, nhất là trên không gian mạng, gây hoang mang, lo lắng trong quần
chúng nhân dân. Dần dần, chúng sử dụng luận điệu xuyên tạc để chuyển hướng
thành bất mãn, chống đối, gây khó khăn trong việc thực hiện Luật Căn cước ở
nước ta.
Trước những ý kiến trên, cuối phiên thảo luận tại Quốc hội vào sáng ngày
25/10/2023, Uỷ viên Bộ Chính trị, Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định: không cơ quan, đơn vị nào có quyền giữ thẻ
của người dân mà chỉ được sử dụng thông tin trong căn cước; ngoại trừ các cơ
quan công an phục vụ cho điều tra. Người dân cũng không nên lo lắng việc “bị
theo dõi”, vì trên thẻ không có sóng, không có tín hiệu nên không thể bị theo
dõi. Thông tin lưu trữ trên chíp phải có công cụ chuyên dụng để đọc và mã hóa.
Tất cả thông tin lưu trữ đều được bảo mật, bảo đảm an ninh an toàn, do Ban Cơ
yếu Chính phủ thực hiện.
Trong quá trình triển khai làm Căn
cước công dân, lực lượng Công an phát hiện có rất nhiều người chưa từng được
thống kê, kể cả thống kê dân số; trong đó, có những người chưa bao giờ ra khỏi
địa phương, nơi sinh sống. Đa số những trường hợp trên là người già neo đơn,
không nơi nương tựa; người nghèo, ốm đau, bệnh tật; họ chưa từng được kết nối
với xã hội bên ngoài, chưa được đi đâu. Nhiều trường hợp được Công an đến tận
nhà chụp ảnh và làm CCCD, người dân đã xúc động chia sẻ, nhờ có Luật Căn cước
mà họ đã có thể tiếp cận nhiều thông tin hơn cũng như môi trường xã hội mới.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,… có nhiều người từ các địa phương khác đến
sinh sống và làm việc; nhiều trường hợp chưa có hộ khẩu, khi muốn đăng ký cho
con đi học tại các trường hoặc các thủ tục hành chính khác nhưng chưa đủ giấy
tờ, thủ tục do đó việc đăng ký rất khó khăn. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật
Căn cước nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của mọi đối tượng, mọi người dân, với
phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Tóm lại, việc ban hành Luật Căn cước
trên cơ sở sửa đổi, bổ sung luật cũ là cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho Nhà nước, cơ quan chức năng cũng như người dân trong đời sống xã hội, góp
phần luật hóa các quy định quan trọng phù hợp với Hiến pháp 2013 . Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn
cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì
việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính
khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính
phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các
hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi./.