Theo dõi, đọc tin tức được kiểm chứng để không bị lừa.
Thời gian qua, tình trạng đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng Internet diễn ra phức tạp. Các đối tượng lợi dụng tính năng ti...
Thời gian qua, tình trạng đăng tải,
chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng Internet diễn ra phức tạp. Các đối tượng
lợi dụng tính năng tiếp cận nhanh chóng đến người dùng mạng xã hội để tuyên
truyền, đưa thông tin sai sự thật để gây rối loạn về thông tin. Những thủ đoạn
phổ biến là các đối tượng tạo các tài khoản giả mạo, mạo danh để đăng tải tin
giả, tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận, lợi dụng các sự kiện nóng đang nổi
lên, các vấn đề thu hút sự quan tâm của người sử dụng mạng xã hội để tạo dựng
thông tin giả đánh lừa dư luận.
Động cơ của các đối tượng này là vì vụ lợi đã tạo dựng lên thông tin giả tán phát trên mạng xã hội để thu hút người dùng tăng lượng tương tác cho tài khoản, trang fanpage, hội, nhóm…., các đối tượng có thể thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ, quảng cáo…. Chúng đăng tải, chia sẻ tràn lan các nội dung, video tin giả, nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, kích động bạo lực hay bôi nhọ, nói xấu các tổ chức, cá nhân… gây hoang mang dư luận.
Trên thực tế những nội dung tin giả gây thu hút, tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người sử dụng mạng xã hội, hướng lái sai lệch người xem và nhiều khi còn đánh lừa cả một số phóng viên khiến báo chí cũng trở thành nạn nhân. Những thông tin chưa được kiểm chứng từ mạng xã hội như facebook, zalo… nhưng có một số người có ảnh hưởng trên không gian mạng đã chia sẻ hoặc đăng tải thiếu kiểm chứng vô tình tiếp tay cho kẻ xấu.
Do vậy khi người đọc tiếp
nhận những thông tin trên mạng xã hội cần kiểm tra nguồn tin, xem xét nội dung,
để nhận được những thông tin chính xác chúng ta cần theo dõi những trang thông
tin chính thống, tin cậy từ những kênh báo chí uy tín, cổng điện tử, trang mạng
xã hội của cơ quan chức năng để không trở thành nạn nhân của những tin giả và
giảm thiểu tác động xã hội của những thông tin sai sự thật.
Trước mỗi thông tin, hình ảnh có nội
dung xấu, sai sự thật lan truyền, chúng ta cần tỉnh táo suy nghĩ để biết rằng
những tin tức, hình ảnh đó có nguồn như thế nào, là do ai phát ra, nguồn tin có
đáng tin cậy hay không? Nếu những tin tức mang đến nội dung tiêu cực, tuyên
truyền hướng lái sai lệch, cần phải xem xét thật kỹ nội dung trước khi like,
chia sẻ hay bình luận tạo hiệu ứng thu hút lan truyền tin giả, nội dung xấu. Đặc
biệt không chia sẻ các nguồn tin phát tán từ các trang mạng của cá nhân, tổ chức
thường xuyên đăng tải nội dung tiêu cực, sai trái, bôi nhọ,…
Mỗi cá nhân khi sử dụng mạng xã hội cần nâng cao nhận thức của bản thân về việc tiếp nhận, chia sẻ thông tin để
không vi phạm quy định của pháp luật, đồng thời góp phần tạo môi trường mạng lành mạnh, văn minh.