CẢNH GIÁC VỚI “PHÁP LUÂN CÔNG” VÀ CHIÊU BÀI “CHỮA BÁCH BỆNH”

  Hiện nay, Pháp luân công đang tiếp tục được tuyên truyền tại Việt Nam với nhiều vỏ bọc, đặc biệt là về tôn giáo, thể thao, y học..., thần ...

 


Hiện nay, Pháp luân công đang tiếp tục được tuyên truyền tại Việt Nam với nhiều vỏ bọc, đặc biệt là về tôn giáo, thể thao, y học..., thần thánh hóa một môn “thể dục dưỡng sinh”. Thực tế qua nhiều năm cho thấy Pháp luân công không phải tôn giáo, tín ngưỡng, cũng không có sự sáng tạo nào kể cả kết quả nghiên cứu khoa học hay lý thuyết tư tưởng hệ, mà chỉ dựa trên cơ sở vay mượn những thành tựu có từ trước đó để huyễn hoặc tâm tính con người.

Các đối tượng tuyên truyền, người tập luyện Pháp luân công sẽ sửa được tâm tính, chữa được bách bệnh chỉ bằng các bài tập khí công của Lý Hồng Chí. Tổ chức của Pháp luân công không có nhà thờ hoặc nơi thờ tự, quyền năng chỉ được trao duy nhất trong các bài giảng của người thành lập là Lý Hồng Chí. Xét về phạm vi tổ chức, Pháp luân công được thực hiện thông qua cộng đồng kết nối toàn cầu chủ yếu là trực tuyến. Lý Hồng Chí dùng các trang thông tin điện tử để điều phối hoạt động và giảng bài. Hiện nay, các trang truyền bá Pháp Luân Công như Đại Kỷ Nguyên, Tinh Hoa, Minh Huệ sử dụng các câu chuyện lạ, thần và khéo léo lồng ghép vào đó những lời quảng cáo tốt đẹp liên quan đến Pháp Luân công để thu hút sự chú ý, để gây ngộ nhận cho nhân dân rằng Pháp Luân Công là tốt, và đặc biệt để gieo vào đầu người dân tâm lý mê tín dị đoan, hoang đường thế giới quan của Pháp Luân Công nhằm dễ bề truyền bá.

+ Về khoa học, đến thời điểm hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có công trình nghiên cứu và công bố mang tính khoa học công nhận tác dụng của phương pháp tu luyện “Pháp luân công”. Tại Việt Nam các đối tượng tham gia phát triển “Pháp luân công” thổi phồng về tác dụng của việc rèn luyện khí công đối với sức khỏe, kết hợp sử dụng yếu tố tâm linh để dẫn dụ, lôi kéo một bộ phận nhân dân, nhất là số người đang có vấn đề về sức khỏe tin tưởng rằng những người luyện tập “Pháp luân công” có thể tự khỏi được bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo. Họ tuyên truyền rằng nếu luyện tập đông người, luyện tập gần nhau sẽ nhanh tạo ra “công lực”, chính điều này, đã tác động trúng nhu cầu về giao tiếp, giải tỏa tâm lý của một bộ phận quần chúng nhân dân, từ từ từng bước bị mê hoặc, lôi kéo nhiều người tham gia thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi, trong đó có những người bệnh, người lớn tuổi, đã nghỉ hưu...

+ Về tôn giáo, các trường hợp tham gia Pháp luân công tuyên truyền pháp luân công là tôn giáo chính thống nhất đưa con người đến đỉnh cao của “Đạo” và là con đường duy nhất với các tiêu trí “Chân, Thiện, Nhẫn”. Tại tỉnh Bắc Kạn còn có nhiều trường hợp tin tưởng vào việc ăn chay kết hợp với tu luyện thì sau khi chết sẽ được siêu thoát, sẽ không bị trừng phạt vì những dục vọng phàm trần.

Tuy nhiên, tại Nghị quyết Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc năm 2010 tại Thái Lan đã nêu rõ: “Các vị tăng thống và lãnh đạo Phật Giáo trên toàn cầu không được cho phép Tăng Ni Phật Tử đi theo trường phái Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí bởi vì đây là trường phái mượn danh nghĩa của Đạo Phật để phục vụ cho mục đích chính trị".

Nhưng dù ở đâu đi nữa, thì các hoạt động xã hội nói chung và tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng cũng phải dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, chúng ta kiên quyết không để những phần tử lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước để hoạt động bất hợp pháp, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. 

Related

Trong nước 8930800245791412660

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item