CẢNH GIÁC VỚI TIN GIẢ, XẤU ĐỘC VỀ COVID-19 VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG, XỬ LÝ TIN GIẢ

Những ngày gần đây, khi số ca nhiễm Covid-19 trên cả nước và trên địa tỉnh tăng nhanh, thì tin giả cũng bắt đầu xuất hiện tràn lan trên mạ...



Những ngày gần đây, khi số ca nhiễm Covid-19 trên cả nước và trên địa tỉnh tăng nhanh, thì tin giả cũng bắt đầu xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Những thông tin thiếu căn cứ, thiếu kiểm chứng được chia sẻ với tốc độ chóng mặt gây hoang mang dư luận. Một số hội nhóm chia sẻ nội dung: “Biến thể COVID Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần nên dĩ nhiên có tỷ lệ tử vong cao hơn"; "hoặc mất ít thời gian hơn để đi đến tình trạng nghiêm trọng và đôi khi không có triệu chứng trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng”; “điểm khác biệt là không ho, không sốt mà có biểu hiện đau xương khớp, đau đầu, viêm phổi, không thèm ăn”.

Liên quan đến một số thông tin chia sẻ trên mạng xã hội nêu trên, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, hiện nay chưa có thông tin về việc phát hiện biến thể Covid-19 mới. Theo ông Phan Trọng Lân, công tác giải trình tự gene Covid-19 ở nước ta vẫn được các đơn vị triển khai thường xuyên, các phòng xét nghiệm vẫn thu thập mẫu bệnh phẩm từ các ổ dịch, hoặc xét nghiệm ngẫu nhiên để giải trình tự gene. Bộ Y tế vẫn tiếp nhận các thông tin từ quốc tế về biến thể của virus nếu có. Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, đến thời điểm này, trên thế giới cũng như Việt Nam, biến thể Omicron vẫn chiếm ưu thế. Với biến thể này, vaccine vẫn có hiệu quả, vì vậy người dân cần tiêm chủng đầy đủ theo đúng khuyến cáo của ngành y tế. Tại các cơ sở y tế, số ca Covid-19 gần đây gia tăng, tuy nhiên theo các bác sĩ điều trị, triệu trứng ban đầu của bệnh nhân Covid-19 vẫn là ho, sốt, mệt mỏi... và chưa ghi nhận triệu chứng mới ở người bệnh.

Không chỉ riêng tin giả về Covid-19, từ đầu năm đến nay, Trung tâm tin giả của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận hơn 500 tin báo của người dân về tin giả, đơn vị này đã phản ánh tới các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Youtube và Facebook để xử lý, đại diện Trung tâm này cho biết: “Tổ công tác xử lý thông tin xấu độc của Trung tâm hoạt động 24/7, ngoài việc công bố các đối tượng vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì nếu có việc vi phạm với các đối tượng cụ thể sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương để xử lý triệt để theo quy định của pháp luật”.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng đã có mức chế tài xử phạt hành chính lên tới 50 triệu đồng hoặc phạt tù lên tới 07 năm đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ tin giả, xấu độc.

Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bắc Kạn (PA05) cho biết sẽ cương quyết xử lý các trường hợp đăng tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh việc phối hợp các đơn vị chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, ban ngành, đơn vị này cũng cho biết, lực lượng an ninh mạng sẽ triệt để sử dụng các biện pháp kỹ thuật chuyên biệt dể điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi cung cấp, chia sẻ tin giả, xấu độc trên môi trường mạng theo đúng quy định của pháp luật, để đảm bảo không gian mạng không bị lây nhiễm các tin giả như vậy.

Trước tình hình tin giả tràn lan, mỗi người sử dụng mạng xã hội cần tỉnh táo trước các thông tin không chính thống, cẩn trọng trước mỗi dòng trạng thái, bình luận hay chia sẻ, cần cảnh giác cập nhật thông tin theo các kênh chính thống của các cơ quan có thẩm quyền.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác./.

Related

Bắc Kạn 1587822548267652141

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item