QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Dưới đây là câu chuyện của một người lính VNCH với mong muốn được quay trở về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, cội nguồn của mình. Chiến t...
Dưới đây là câu
chuyện của một người lính VNCH với mong muốn được quay trở về quê hương, nơi
chôn rau cắt rốn, cội nguồn của mình. Chiến tranh đã qua đi, đất nước đã thống
nhất 48 năm, tuy nhiên bên ngoài kia vẫn còn nhiều con người của “chế độ cũ” với
những định kiến, mặc cảm đối với kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh
và bên thất bại là quân xâm lược Mỹ và chế độ VNCH. Trong thâm tâm, suy nghĩ của
nhiều những người theo “chế độ cũ” đang sống cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất
thì Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là một đất nước lạc hậu, không
có tự do dân chủ, người dân sống cuộc sống nghèo khổ, không được tiếp cận với
văn minh nhân loại… Chính những mặc cảm và suy nghĩ tiêu cực đó đã ảnh hưởng,
tác động dẫn tới những hoạt động chống phá, tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước
Việt Nam một cách cực đoan thể hiện qua nhiều hoạt động như: tụ tập biểu tình
trước Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài các dịp 30/4, hoạt động của các tổ chức
phản động, khủng bố như Việt Tân, Ủy ban Cứu người vượt biển, Khối 8406…
Sau 48 năm kể từ
ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2023), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế
- xã hội. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm
chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vượt lên, phát triển kinh tế
khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu,
tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Nền
kinh tế có bước phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức, góp phần
quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Mức tăng trưởng
GDP bình quân 6-7%/năm, đặc biệt giai đoạn 1990 - 2000 đạt 7,5%; giai đoạn 2001
- 2005 đạt 7,51%, riêng năm 2006 là 8,23% và năm 2007 là 8,48%. Năm 2008, do
tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước,
GDP chỉ đạt 6,23%. Trong các năm từ 2009 đến 2014 tăng trưởng GDP lần lượt là
5,32%; 6,78%; 5,89%; 5,03%; 5,4%; 5,98%, từ 2015 đến 2019 tăng trưởng GDP lần
lượt là 6,68%; 6,21%; 6,81%; 7,08%; 7,02%. Trong 2 năm 2020 - 2021, trong bối cảnh
đại dịch COVID-19, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội đất nước, trong khi
nền kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng âm, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng
GDP lần lượt 2,91% và 2,58%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
cao nhất thế giới.
Chiến thắng của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước
là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, vì độc lập - tự do của
nhân dân Việt Nam. Sau hơn 40 năm, Việt - Mỹ từ hai bên chiến tuyến, từ đối đầu
đã trở thành đối tác, bình thường hóa quan hệ từ 1995 và tới nay đã xác lập
quan hệ đối tác toàn diện.
Nghị quyết số
36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngày
26-3-2004 xác định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là
một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần
tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước; một trong những
chủ trương được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định rõ trong Nghị quyết này là:
“Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp;
xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới
tương lai”. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng việc thực hiện chính
sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, chủ động mở rộng tiếp xúc với cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài, kể cả với những người còn có định kiến, mặc cảm với Nhà
nước và chế độ, tạo điều kiện để những người đã phục vụ trong chế độ cũ, những
người hoạt động tôn giáo, văn hóa - nghệ thuật, xã hội... có tinh thần dân tộc
được trở về quê hương.
Đảng và Nhà nước
ta với chủ trương “luôn dang rộng vòng tay” đối với tất cả người con Việt Nam
hướng về quê hương, đóng góp cho sự phát triển của đất nước trên tinh thần đoàn
kết dân tộc. Chúng ta hy vọng rằng những người vẫn còn nhiều định kiến, mặc cảm
với Nhà nước và chế độ sẽ dần có những nhìn nhận, thay đổi trong tư tưởng để có
nhiều hành động đóng góp cho quê hương, đất nước Việt Nam, góp phần giúp Việt
Nam ngày càng phát triển vững mạnh, nền hòa bình - độc lập trên mảnh đất hình
chữ S mãi trường tồn theo thời gian.