“KIÊN QUYẾT” NHƯNG “KHÔN KHÉO" TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG

  Từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng) của Việt Nam...

 


Từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng) của Việt Nam.

Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên xây dựng thành phố mà họ gọi là thành phố Tam Sa (lập năm 2012), bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Quận Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Quận Nam Sa) của Việt Nam, với diện tích trên 2 triệu km, nằm trong vùng Trung Quốc tuyên bố yêu sách “đường 9 đoạn” hay còn gọi là đường lưỡi bò ở Biển Đông.

Lợi dụng tình hình phức tạp ở biển Đông, các tổ chức, đối tượng phản động lưu vong, cơ hội chính trị, số chống đối cực đoan trong nước đã kích động người dân (đặc biệt là công nhân) biểu tình, gây rối an ninh trật tự, phá hoại tài sản của các công ty, doanh nghiệp có liên quan đến Trung Quốc (như vụ biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam); kích động tâm lý “bài trừ Trung Quốc”. Thời gian gần dây, chúng tiếp tục tán phát nhiều bài viết xuyên tạc tình hình biển Đông trên mạng xã hội, kích động tạo xung đột quân sự trên Biển Đông; bôi xấu, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta, rằng lãnh đạo nước ta “sợ” Trung Quốc, là “chư hầu” của Trung Quốc.

Trước hết, phải khẳng định, chủ quyền đất nước là thiêng liêng. Đối với vấn đề Biển Đông, Đảng, Nhà nước ta đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với quy định quốc tế.

Nhìn lại hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc, Việt Nam là một dân tộc anh hùng, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước...Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn. Nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Với tinh thần đó, dân tộc ta đã đánh bại tất cả những kẻ xâm lược hùng mạnh nhất, như: Đế quốc Mông Nguyên, đế quốc Mỹ, thực dân Pháp,... Do đó, không có chuyện chúng ta “sợ” Trung Quốc. Tuy nhiên, với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam hiểu rằng, khi chiến tranh nổ ra, thì chỉ đem lại những đau khổ cho nhân dân và mọi mặt đời sống xã hội (nhìn sang cuộc xung đột quân sự đang diễn ra giữa Nga và Ukraine hiện nay, ta cũng có thể thấy được sự tàn khốc của chiến tranh). Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, đó là: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc trên biển,... hợp tác quốc tế về biển, đảo được tăng cường, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ với các nước”.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp vừa “kiên quyết” nhưng cũng đầy “khôn khéo” đối với vấn đề Biển Đông:

- “Kiên quyết”, “kiên trì”: (1) Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thống nhất về tư tưởng, nhận thức về vị trí đặc biệt quan trọng của Biển Đông: “là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc", "không chấp nhận đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để lấy hòa bình, hữu nghị viễn vông,..."; (2) Rõ ràng, nhất quán lập trường về vấn đề Biển Đông “Mọi hoạt động trên biển cần được tiến hành trên cơ sở Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khẳng định “có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa”; (3) Đấu tranh kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông (4) Xác định giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, cần phải kiên trì hợp tác để tìm kiếm kiếm giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp; (5) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh góp phần phát triển bền vững kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

- “Khôn khéo”: (1) Công khai, minh bạch các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông; (2) Mời phóng viên, báo đài các nước đến đưa tin về hành vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông (3) đưa vấn đề Biển Đông lên trao đổi, thảo luận trên các diễn dàn khu vực ASEAN, các cuộc họp Liên Hợp quốc; (4) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải cho tàu thuyền của các nước qua lại Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế; (5) Hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn hàng hải tại Biển Đông.

Thực hiện những chính sách, giải pháp “kiên quyết”, nhưng “khôn khéo” về vấn đề Biển Đông. Việt Nam được đông đảo các quốc gia trên thế giới ủng hộ; hòa bình được duy trì, giữ vững, nước ta có môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế; đời sống nhân dân được cải thiện, vị trí, uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Điều đó cho thấy, chủ trương, quan điểm, giải pháp thực hiện của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông thời gian qua là đúng dắn. Luận điệu của các thế lực thù địch là sai trái, chúng chỉ đang cố gắng gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, kích động gây rối an ninh trật tự để đạt được ý đồ phá hoại đất nước ta.

P.C 

Related

Luận bàn 3444576638685681475

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item