Cảnh giác với những chiêu trò lợi dụng công tác phòng, chống tham nhũng để “điều hướng” dư luận trên mạng xã hội
Thế giới đang vận hành theo xu hướng hòa bình, đối thoại và hội nhập cùng phát triển. Các ranh giới ngăn cách về kinh tế, chính trị, tôn g...
Thế giới đang vận
hành theo xu hướng hòa bình, đối thoại và hội nhập cùng phát triển. Các ranh giới
ngăn cách về kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc sẽ dần được xóa bỏ. Việt Nam
cũng ở trong xu hướng đó. Là một nước đang phát triển. Việt Nam phải gặp nhiều
vấn đề thách thức trong quá trình hội nhập nhất là về kinh tế, khoa học, kỹ thuật,
công nghệ. Bằng việc phát huy cao độ nguồn nội lực trong nước và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn được hỗ trợ từ nước ngoài, Việt Nam đang cố gắng tiến bước
trên con đường phát triển. Kết quả trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, quan trọng như: kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, trật
tự an ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày một nâng lên. Tuy nhiên
chúng ta đang đứng trước những nguy cơ và thách thức rất lớn đó là tình hình
tham nhũng đang diễn ra rất phức tạp. Những vụ việc lớn được phát hiện và xử lý
ở nhiều lĩnh vực và có xu hướng gia tăng về quy mô, tính chất, mức độ nghiêm trọng,
thể hiện ở chỗ tài sản Nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt, số đối tượng vi phạm
pháp luật trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên, công chức thậm chí có cả cán bộ
lãnh đạo cấp cao. Trước tình hình đó, Việt Tân đã có những hoạt động đăng tải
hàng loạt các bài viết, hình ảnh, video clip, bình luận có nội dung xấu, độc
trên mạng xã hội nhằm nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và
chế độ xã hội chủ nghĩa.
Việt Tân lợi dụng
tâm lý bất bình, “mù mờ” thông tin chính thống của quần chúng nhân dân về những
vụ việc tham nhũng đã xảy ra liên đến hàng loạt cán bộ lãnh đạo chủ chốt đã bị
xử lý để thổi phồng những hạn chế, phóng đại những tiêu cực, khiếm khuyết trong
quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước nhằm định hướng dư luận, bóp
méo các chủ trương, chính sách, luật pháp hòng gây rối tình hình đất nước; kích
động, chia rẽ nội bộ từ đó tạo ra nhận thức sai lệch về hiện thực theo chiều hướng
xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn nộ, thậm chí căm thù chế độ và bộ máy
chính quyền các cấp.
Thông qua mạng
xã hội, Việt Tân điên cuồng chống phá, không từ một thủ đoạn nào, từ xuyên tạc
sự thật lịch sử cho đến tìm mọi cách hạ thấp uy tín, bôi nhọ lãnh tụ Đảng
ta...Chúng còn rêu rao: đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là cần thiết để thực
thi dân chủ ở Việt Nam, để phòng chống tham nhũng có hiệu quả, để đảm bảo đất
nước phát triển; rằng lựa chọn con đường cách mạng vô sản, đi lên chủ nghĩa xã
hội là sai lầm của dân tộc ta... Việt Tân “đầu độc” người đọc trên mạng xã hội
Thông thường thì
những thông tin xấu, độc này được đăng tải dưới những chủ đề khá hấp hẫn và thu
hút người đọc bởi nó khơi gợi sự tò mò và tâm lý phản kháng, bất mãn trước những
tiêu cực của một bộ phận cán bộ, quan chức. Những thông tin như vậy thường có
tính kích động, tạo cảm xúc tiêu cực cho người đọc. Những kẻ thực hiện các
thông tin xuyên tạc cũng rất tinh vi trong việc đưa thông tin. Thường thì chúng
đưa khoảng 6-7 phần là sự thật, rồi cài 3-4 phần là xuyên tạc, suy diễn với các
thuyết âm mưu xen lẫn để dẫn dắt người đọc, người xem. Nếu không thận trọng để
nhận diện chính xác vấn đề, người đọc sẽ dần dần hình thành niềm tin vào các
thông tin của Việt Tân chống phá Nhà nước, chống phá chế độ.
Người tham gia mạng
xã hội cần tỉnh táo trước các luận điệu sai trái, các quan điểm xuyên tạc, chống
phá sự nghiệp phòng, chống tham nhũng của nước ta, của các thế lực phản động
trong và ngoài nước trên mạng xã hội. Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức
cần nâng cao khả năng nhận diện với các thông tin xấu, độc, nguy hại đối với bản
thân và xã hội. Đồng thời, xây dựng phong cách văn hóa khi tham gia trên không
gian mạng; có ý thức cảnh giác, không đăng tải hoặc để lộ, lọt thông tin, tài
liệu liên quan đến bí mật quốc gia... Phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn,
phương thức hoạt động của các thế lực thù địch trên không gian mạng, chỉ cập nhật
những thông tin chính thống, không xem và chia sẻ những thông tin chưa được kiểm
chứng, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình,... không để đồng nghiệp, người nhà
của mình bị lôi kéo, dụ dỗ mà cố ý hoặc vô tình ủng hộ, chia sẻ, lan truyền những
thông tin phản động, độc hại trên mạng xã hội. Phải luôn xây dựng khối đại đoàn
kết ngày càng vững mạnh, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để ngăn chặn, đẩy lùi những
thông tin sai lệch trên không gian mạng.