CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC THÁNG 02/1979
Cuộc chiến tranh biên giới tháng 02/1979 đã trải qua 44 năm, song ký ức về những năm tháng hào hùng đó vẫn còn in đậm trong tâm trí của mỗ...
Cuộc chiến tranh
biên giới tháng 02/1979 đã trải qua 44 năm, song ký ức về những năm tháng hào
hùng đó vẫn còn in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Đã có nhiều
nghiên cứu với những góc nhìn khác nhau về cuộc chiến này song vẫn còn nhiều vướng
mắc khó giải thích tạo thành chủ đề gây tranh cãi. Lợi dụng điểm này, những
ngày gần đây các thế lực thù dịch, phản động tăng cường viết bài trên một số
phương tiện truyền thông đại chúng và các trang mạng xã hội với những luận điệu
sai trái, thù dịch, xuyên tạc, vu khống Đảng, Nhà nước ta né tránh, lãng quên
cuộc chiến tranh; ngăn cản các hoạt động tổ chức kỷ niệm; không quan tâm đến chế
độ, chính sách cho thương binh, cựu binh, thân nhân các liệt sĩ tham gia cuộc
chiến tranh...nhằm tạo ra những cách hiểu, sự đánh giá sai lệch của quần chúng
nhân dân về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 từ đó tạo ra dư luận trái chiều
trong xã hội, từng bước kích động, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân
tộc; lôi kéo, tập hợp quần chúng biểu tình gây rối ANTT; đồng thời gây chia rẽ
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc...
Để nhìn nhận,
đánh giá một cách toàn diện về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, cần phải
làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Đảng,
Nhà nước, nhân dân Việt Nam không bao giờ lãng quên, né tránh cuộc chiến tranh
bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
Những thông tin,
công trình nghiên cứu, tác phẩm văn học, nghệ thuật, diện ảnh, âm nhạc... về cuộc
chiến tranh biên giới đều được công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng nhằm tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong đó có nhiều tác phẩm nổi
tiếng như tiểu thuyết Đêm tháng Hai của nhà văn Chu Lai, bộ phim “Đất mẹ” của đạo
diễn Hải Ninh, bài hát “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên...;
nhiều tên của liệt sĩ được đặt tên cho đường phố, trường học. Đặc biệt, chỉ cần
gõ từ khóa “Chiến tranh biên giới” trên google trong vòng chưa đầy một giây đã
có hàng nghìn kết quả được tìm kiếm. Như vậy, không có chuyện Đảng, Nhà nước,
nhân dân lãng quên lịch sử hào hùng của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm
1979.
Trong bối cảnh
thế giới hiện nay, hòa bình, hợp tác là xu hướng chủ đạo để thúc đẩy sự phát
triển giữa các quốc gia. Vì vậy, trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia từng tham chiến tại Việt Nam như Trung Quốc,
Pháp, Mỹ, Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chủ trương “gác lại quá khứ,
hướng tới tương lai” nhằm thu hút nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển của Việt
Nam. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động lại sử dụng những cụm từ “lãng
quên, bỏ qua” để đánh tráo khái niệm “gác lại” từ đó gây hiểu lầm trong nhận thức
của một bộ phận quần chúng nhân dân. Do đó, khi đánh giá, nghiên cứu về cuộc
chiến tranh biên giới năm 1979 cần phải tỉnh táo, có nhận thức đúng đắn, toàn
diện, tránh bị các đối tượng phản động “dắt mũi”, lôi kéo, kích động tham gia
vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Thứ hai, Đảng,
Nhà nước không ngăn cấm các hoạt động tổ chức kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới
năm 1979
Những năm qua,
nhân dịp kỷ niệm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979, Đảng, Nhà nước, cấp
ủy, chính quyền các địa phương và nhân dân Việt Nam đã tổ chứ nhiều hoạt động kỷ
niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh này. Các hoạt
động được tổ chức trang trọng, thể hiện lòng biết ơn của nhân dân, dân tộc Việt
Nam đối với sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống bảo vệ nền độc lập,
tự do của dân tộc.
Tuy nhiên, lợi dụng
các hoạt động tổ chức kỷ niệm, các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân phản
động đã kích động, lôi kéo một bộ phận nhân dân tập trung đông người gây rối
ANTT nhằm chống phá Đảng, Nhà Nước, khuếch trương thanh thế. Khi các lực lượng
chức năng tuyên truyền, giải tán đám đông thì chúng vu cáo Đảng, Việt Nam ngăn
cấm các hoạt động tổ chức kỷ niệm từ đó xuyên tạc tình hình trong nước tạo điều
kiện cho nước ngoài can thiệp vào nội bộ Việt Nam.
Vì vậy, quần
chúng nhân dân cần nhận thức đúng đắn rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam không ngăn
cấm các hoạt tổ chức kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mà chỉ ngăn chặn
các hoạt động tập trung đông người gây rối ANTT của các thế lực thù địch, phản
động.
Thứ ba, Đảng,
Nhà nước thường xuyên quan tâm đến công tác chế độ, chính sách cho thương binh,
cựu binh, thân nhân liệt sĩ... tham gia cuộc chiến tranh biên giới năm 1979
Ngày 09/11/2011,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg quy định chế độ trợ
cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một
số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam,
biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày
30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 23/NĐ/2012/NĐ-CP quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, chế độ bảo
hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở
Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong
quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Qua đó đã thể hiện
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với những thương binh, cựu binh, thân nhân
liệt sĩ tham gia cuộc chiến này.
Để tưởng nhớ
công lao các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới
phía Bắc năm 1979, nhiều địa phương ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã phối hợp với
các ban, ngành Trung ương, đoàn thể địa phương xây đài tưởng niệm, tu tạo nghĩa
trang liệt sĩ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Đặc biệt, hàng năm các tổ chức,
đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các địa phương đều có những hoạt động thiết thực
như thăm hỏi, động viên, tặng quà, xây dựng nhà tình nghĩa,...cho thương binh,
cựu binh, thân nhân liệt sĩ, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân,
tương ái, đồng thời thể hiện sự ghi nhận, lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước, nhân
dân Việt Nam đối với sự hi sinh của các anh hùng trong trận chiến này.
Như vậy, việc ôn
lại lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 không phải để
khơi lại, gây chia rẽ thù hằn giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc mà nhằm
tôn vinh những quân nhân đã tham gia chiến đấu và trân quý nền hòa bình hiện tại.
Chúng ta cần cảnh giác với âm mưu thâm độc của thế lực thù địch, phản động lợi
dụng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc để tuyên truyền, tán phát những luận
điệu sai trái, thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước..
N.N