DẤU ẤN CỦA MỘT QUỐC HỘI KHÁCH QUAN, CỞI MỞ, TÍCH CỰC LẮNG NGHE

  Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với số phiếu tán thành cao. Trong quá trình xây dựng, bổ sung, ...

 

Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với số phiếu tán thành cao. Trong quá trình xây dựng, bổ sung, chỉnh lý, Quốc hội đã rất chú trọng công tác lấy ý kiến đối tượng chịu tác động, tham khảo góp ý từ phía các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý để có được dự thảo Luật hoàn thiện, chất lượng cao. Nhiều chuyên gia đánh giá, Quốc hội đang thể hiện những đổi mới rõ nét, ngàng càng khách quan, cởi mở, đa chiều và tich cực lắng nghe người dân.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Sau khi tiến hành thảo luận tại tổ, thảo luận tại Hội trường, giải trình, tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự thảo luật, ngày 10/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là dự án luật phức tạp, có phạm vi rộng khắp, ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của đông đảo người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nên Quốc hội đã rất chú trọng công tác lấy ý kiến đối tượng chịu tác động, tham khảo kinh nghiệm, góp ý từ phía các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý để có được dự thảo Luật hoàn thiện, chất lượng cao.

Cụ thể, về việc điều chỉnh việc thực hiện dân chủ ở cơ sở ở tổ chức có sử dụng lao động, do còn có ý kiến khác nhau nên để bảo đảm thận trọng, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về nội dung này.

Tổng hợp kết quả cho thấy, ý kiến của đại biểu Quốc hội về các phương án chưa đạt mức độ tập trung cao nên ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức họp, tham khảo ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong đó có đại diện Chính phủ (Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để nghiên cứu, có phương án tiếp thu phù hợp, bảo đảm vừa thể chế hóa đầy đủ, toàn diện, nghiêm túc, kịp thời chủ trương của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, vừa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, không gây xáo trộn, tạo thêm gánh nặng về trách nhiệm, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh nói chung, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội thảo luận tại Hội trường

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: việc thực hiện dân chủ ở cơ sở do nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh. Trong đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tập trung quy định việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước. Đối với doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước thì thực hiện theo các quy định chung tại Chương I của Luật này (như các nguyên tắc, phạm vi và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền, nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở) đồng thời dẫn chiếu thực hiện theo pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan về thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (Điều 82).

Phương án tiếp thu như trên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng nhiều mặt và nhận được sự đồng thuận của Chính phủ, đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội (lần thứ hai) cho thấy, có 344/498 đại biểu cho ý kiến, trong đó có 307/344/498 đại biểu (bằng 89,24% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và 61,65% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành với quy định như dự thảo Luật.

Trong quá trình thảo luận, xem xét, tiếp thu ý kiến tại Kỳ họp, đã có 8 Hiệp hội doanh nghiệp gửi văn bản tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiến nghị bỏ oanh nghiệp tư nhân là đối tượng của luật này. Cụ thể, 8 hiệp hội doanh nghiệp gồm Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da giày - túi xách Việt Nam, Hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM, Hội Thực phẩm minh bạch, Hội Dệt may Việt Nam, Hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy đã có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Lãnh đạo Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đại diện các hiệp hội cho rằng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở nếu áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân sẽ gây ra nhiều khó khăn và chưa phù hợp với thực tế. Theo các hiệp hội, doanh nghiệp tư nhân bản chất vận hành theo cơ cấu tự đầu tư để gây dựng doanh nghiệp bằng chính nguồn vốn của mình, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

Vì vậy doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định việc quản trị doanh nghiệp mà không cần phải hỏi ý kiến người lao động. Luật pháp cũng quy định về việc doanh nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh.

Nếu luật này áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân thì chỉ nên áp dụng ở mặt bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động như hiện tại Bộ luật lao động và Luật công đoàn đã có quy định dựa trên cơ chế giám sát, kiểm tra và thương lượng.

Thêm nữa, doanh nghiệp tư nhân được cho đang thực hiện quy chế dân chủ rất tốt theo luật pháp quy định (như Bộ luật lao động, Luật công đoàn)..., việc thêm Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ gây ra sự chồng chéo, trùng lặp không cần thiết.

Mặt khác, các doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn để đại diện cho người lao động, không nên phát sinh thêm một tổ chức mới là thanh tra nhân dân hoạt động chồng chéo, gây tốn chi phí, tốn nhân lực cho công đoàn và doanh nghiệp.

Cũng theo các hiệp hội, việc cung cấp và công khai hết toàn bộ thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là những thông tin bí mật trong quản trị doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động, thang lương, bảng lương... cho toàn thể người lao động, công đoàn, ban thanh tra nhân dân là không phù hợp, không chính đáng, đi ngược lại với quyền tự chủ của doanh nghiệp theo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Luật sở hữu trí tuệ.

Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua đã có những chỉnh lý, bổ sung quan trọng, đưa ra phạm vi điều chỉnh hợp lý, loại bỏ những nội dung quy định bất cập, chưa sát với thực tế, đảm bảo tính khả thi khi được chính thức có hiệu lực.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng 

Trao đổi về dự án Luật đã được Quốc hội biểu quyết thông qua, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng đánh giá cao những nỗ lực của Quốc hội khi đã trao đổi nhiều chiều vào công tác chuẩn bị. Trong quá trình trao đổi, cộng đồng doanh nghiệp đã có những khuyến nghị lên các cơ quan Quốc hội về việc điều chỉnh một số nội dung có liên quan, bởi rong quá trình thực hiện, sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp luôn luôn tuân thủ các điều luật hiện hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động, Luật Công đoàn cùng những quy định quy tắc của từng doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch VCCI cho rằng cách tiếp cận hiện đại như vậy cho thấy những đổi mới tích cực rõ rệt trong hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội.

Phó Chủ tịch VCCI cho biết sẽ khuyến khích tuyên truyền và nâng cao những năng lực tuân thủ cho doanh nghiệp, đồng thời phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để có những chương trình tập huấn rộng hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, để cộng đồng doanh nghiệp hiểu trúng, hiểu đúng những việc phải làm, nên làm, đảm bảo thực hiện nghiêm, tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, trong đó có Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với những thiết chế phù hợp tại doanh nghiệp mình.

quochoi.vn

Related

Trong nước 6229671627618110916

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item