CẦN NHÌN NHẬN ĐÚNG VỀ THỰC TRẠNG THIẾU NGUỒN CUNG XĂNG DẦU HIỆN NAY

  Trong thời gian gần đây, lợi dụng lợi dụng tình trạng khan hiếm xăng dầu tại Việt Nam, không ít các trang mạng phản động trong và ngoài nư...

 Trong thời gian gần đây, lợi dụng lợi dụng tình trạng khan hiếm xăng dầu tại Việt Nam, không ít các trang mạng phản động trong và ngoài nước (điển hình là tổ chức phản động Việt Tân) đã đăng các bài viết có tính chất nói xấu, bôi nhọ các vị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các chính sách, điều hành, phân phối hoạt động cung ứng về năng lượng.




 Nếu người dân không tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin sẽ dẫn đến hiểu sai về thực chất tình hình trạng khan hiếm xăng, dầu tại nước ta. Để có cách nhìn đúng đắn hơn về tình trạng này, ta có thể tham khảo một số nguồn tin sau đây:

Tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 28/10/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tình trạng thiếu xăng, dầu xuất phát từ: (1) Thị trường xăng dầu trên toàn thế giới cũng như trong nước tiếp tục có những diễn biến mới. Cụ thể, nguồn cung cho xăng dầu ngày càng khan hiếm bởi Châu Âu cũng như các nền kinh tế lớn đã đẩy mạnh thu mua lượng dầu hiện có từ các nguồn cung chính là OPEC+ và Nga. Lý do là ngày 25/11/2022 tới, phương Tây áp lệnh trừng phạt lần thứ 8 lên Nga và cấm tuyệt đối việc mua bán xăng dầu, khí đốt của Nga. (2) Tỷ giá ngoại tệ cũng liên tục biến động, gây khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu. (3) Việc tiếp cận vốn ngoại tệ cũng như việc bảo lãnh nhập, hỗ trợ thanh toán của các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối cũng gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện cho vay và bảo lãnh của các ngân hàng. Thời gian tới, nếu thị trường năng lượng thế giới biến động thì sẽ tiếp tục tác động trực tiếp tới thị trường trong nước.

Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện cũng đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong gần 5 thập kỷ, với giá cả cao và nguồn cung hạn chế.

Tại Anh, Cơ quan quản lý năng lượng của chính phủ - Ofgem cho biết kể từ ngày 1/10 sẽ tăng giá trần điện và khí đốt lên từ 80-100%, khiến mỗi hộ gia đình trung bình tại Anh sẽ phải chi gần 4.200 USD mỗi năm cho tiền năng lượng.

Tại Đức, kể từ ngày 1/10/2022, mỗi hộ gia đình sẽ phải đóng thêm 2,4 cent cho mỗi KWh sử dụng khí đốt, tương đương với việc phải chi thêm khoảng 500 euro mỗi năm. Tại thị trường châu Âu, giá khí đốt ngày 26/8 đã ở mức 341 euro cho mỗi MWh, gần bằng mức kỷ lục 345 euro/MWh hồi tháng 3/2022 và mức giá này đã tăng 5,5 lần chỉ trong vòng 12 tháng qua.

Có thể thấy, tình trạng khan hiếm xăng, dầu hiện nay không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà đây là tình trạng chung của cả thế giới. Tại Việt Nam, tháng 6/2022 ghi nhận giá xăng trong nước lên đỉnh điểm hơn 32.000đ/lít, dầu tiến tới sấp sỉ 30.000đ/lít. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính phủ, giá xăng dầu trong nước hiện nay từng bước được ổn định, nay ở mức gần 24.000đ/lít với xăng RON95, gần 25.000đ/lít với dầu diesel. Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm ổn định nguồn cung, khắc phục tình trạng thiếu hụt xăng dầu trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và phục vụ lao động sản xuất của nhân dân.

 

 

 

Related

Luận bàn 4586221668478662233

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item