CẢNH GIÁC TRƯỚC THỦ ĐOẠN MẠO DANH ĐỂ LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng viễn thông và mạng xã hội bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau các loại tộ...
Ngày
nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng viễn thông và mạng xã hội
bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau các loại tội phạm sử dụng rất nhiều
chiêu trò lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người dân như:Giả danh cán
bộ của các cơ quan chức năng Công an, viện kiểm sát, Tòa án, Y tế, bệnh viện...)
gọi điện thoại thông báo đang điều tra các vụ án (thường là ma túy, rửa tiền)
có liên quan đến nạn nhân hoặc yêu cầu nạn nhận xác nhận thông tin vì có thông
tin trùng với nạn nhân có kết quả dương tính với Covid-19. Sau đó yêu cầu nạn
nhân khai báo thêm các thông tin liên quan, hướng đến việc cung cấp thông tin về
tài khoản và tiền gửi trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân. Khi biết nạn nhân
có tiền gửi tại ngân hàng, các đối tượng này yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền
vào tài khoản của chúng hoặc tự lập một tài khoản mới để chuyển tiền vào đó, đồng
thời cung cấp thông tin, mật khẩu, tài khoản đó cho chúng với lý do để “Cơ quan
chức năng” chứng minh đó là nguồn tiền gì? có phải do phạm tội mà có hay
không... sau đó sẽ trả lại.
Để
tránh “sập bẫy” của các đối tượng lừa đảo, người cần cần phải nâng cao ý thức cảnh
giác, không làm theo các yêu cầu chuyển tiền, cung cấp mã OTP, các thông tin cá
nhân cho đối tượng liên lạc qua mạng Internet, mạng viễn thông, mạng xã hội và
các phương tiện điện tử khác. Theo quy định của pháp luật, khi làm việc với người
dân thì các cơ quan Nhà nước (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thuế...), các
Công ty, Doanh nghiệp đều có giấy giới thiệu, giấy mời hoặc trực tiếp gặp mặt để
trao đổi công việc và không có quy định gọi điện thoại yêu cầu chuyển tiền mặt.
Do đó, tất cả các cuộc điện thoại tự nhận là cơ quan chức năng đang điều tra,
giải quyết vụ án, vụ việc và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản là trái quy định./.