Tác động kinh tế - xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu và kéo theo hàng triệu người bị mất việc làm. Ở Việt Nam,...
Đại
dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu và
kéo theo hàng triệu người bị mất việc làm. Ở Việt Nam, những hệ lụy về kinh tế
mà đại dịch này gây ra trong lần thứ nhất vẫn còn chưa khắc phục được, thì sự
bùng phát trở lại của virus SARS-CoV-2 cũng đang khiến nhiều hộ gia đình điêu đứng.
Đại
dịch Covid-19 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến các quốc gia, hiện vẫn đang
diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam
là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng chịu
nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19. Mặc dù nước ta đã có sự kiểm soát dịch bệnh
thành công bước đầu, nhưng Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và lưu thông hàng
hóa, một số ngành như: xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn
uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm bị tác động trực tiếp, nhiều doanh nghiệp
phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô,…
Theo
khảo sát mới nhất, có đến 90% người Việt được hỏi cho biết thu nhập bị ảnh hưởng
tiêu cực, 41% thu nhập hộ gia đình giảm hơn 20% vì dịch COVID-19. Dịch cũng làm
thay đổi hành vi thanh toán của người dùng đó là: hạn chế sử dụng tiền mặt, ưu
tiên ví điện tử và thanh toán online. Sau hơn 1 năm covid-19 bùng phát, những ảnh
hưởng để lại cho xã hội và nền kinh tế là vô cùng to lớn. Cuộc sống nhiều hộ
gia đình bị đảo lộn, việc sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, nhiều công nhân rơi
vào cảnh thất nghiệp.
Kết
luận số 07-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 11/6/2021 về một số nhiệm vụ trọng tâm
tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội
khẳng định: “Đến nay, dịch bệnh tuy còn diễn biến phức tạp song cơ bản được kiểm
soát, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia phòng, chống dịch bệnh
hiệu quả trên thế giới. Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt kết quả tích cực, an sinh
xã hội được bảo đảm...”
Trước
những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Chính phủ cũng nhận định, thời
gian tới, rủi ro, khó khăn, thách thức còn nhiều. Nhưng với quyết tâm thực hiện
mục tiêu kép, ưu tiên tập trung phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả để đẩy mạnh
sản xuất, kinh doanh, Chính phủ thống nhất chưa thay đổi mục tiêu đã đề ra. Để
có cơ sở cho những kịch bản điều hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã xây dựng
hai kịch bản thực hiện mục tiêu tăng trưởng đã được Quốc hội và Chính phủ giao.
Theo đó, kịch bản 1, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%, quý III cần đạt
mức tăng trưởng là 6,2%; quý IV tăng 6,5%; kịch bản 2, để đạt được mục tiêu tăng
trưởng kinh tế 6,5%, quý III phải đạt mức tăng trưởng là 7% và quý IV tăng 7,5%.
Các
chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, động lực tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều
vào tốc độ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp (DN); mở
rộng hoạt động thương mại, tận dụng cơ hội từ FTA, chuyển đổi sổ, đẩy mạnh giải
ngân vốn đầu tư công. Đây chính là động lực cả trước mắt và dài hạn thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam và cũng là các biện pháp mà Việt Nam đã quyết liệt
thực hiện kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020. “Trong bối cảnh nền
kinh tế còn chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh, thúc đẩy giải ngân nhanh nguồn vốn
đầu tư công có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng, tạo tác động lan tỏa đối
với nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hơn nửa năm trôi qua, tình hình giải ngân vốn
đầu tư công của nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn diễn ra khá chậm. Cần quyết
tâm tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục để đẩy mạnh nguồn vốn quan trọng này”,
chuyên gia kinh tế Hoàng Văn Cường nêu quan điểm. Đề cập tới thực trạng, những
khó khăn do dịch bệnh đang "ngấm" ngày càng sâu vào từng người lao động,
từng DN, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, những giải pháp tiếp tục triển
khai các gói hỗ trợ an sinh, hỗ trợ DN của Chính phủ rất kịp thời. Tuy nhiên, vấn
đề quan trọng hiện nay là tốc độ thực thi các chính sách hỗ trợ, với tiêu chí dễ
tiếp cận hơn để hỗ trợ tối đa cho DN, sẵn sàng chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19.
Kiên
định với các mục tiêu đề ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày
29-6-2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải
ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2020 và đầu năm
2022. Nghị quyết nêu rõ 5 mục tiêu và chỉ ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để
hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2000/QH14 của
Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Nghị quyết nhấn mạnh việc tập
trung kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn
dịch cộng đồng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải ngân vốn
đầu tư công đạt 95%-100% kế hoạch cùng với giữ vững ổn định chính trị xã hội. Với
những giải pháp cụ thể trong nghị quyết, hy vọng rằng Việt Nam vẫn hoàn thành
được mục tiêu kép, sớm đưa đất nước trở về trạng thái bình thường mới.