NGĂN CHẶN THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI
Mạng xã hội được ví như con dao hai lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cấp và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. T...
Mạng xã hội được ví như
con dao hai lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cấp và hiểm họa khó lường đối với người
sử dụng không đúng mục đích. Thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị
đối với xã hội thì còn vô số những thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc.
Thông tin xấu độc
tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật,
xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc
có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng
dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Một số thông tin chưa được kiểm chứng,
thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có
những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan
chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân,
gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần
phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống...;
Trên thực tế hiện
nay, nhiều người đặc biệt là giới trẻ lựa chọn mạng xã hội là nơi để bày tỏ
quan điểm của cá nhân mình về người khác, nói xấu, công kích, miệt thị, người
khác, thậm chí đưa thông tin sai lệch để vùi dập. Thông tin sai trái, độc hại
có tính chất tội phạm như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán
phát virus độc hại...Bên cạnh đó còn có những thông tin khác như: xuyên tạc sự
thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của
công cuộc đổi mới cũng như công tác phòng chống dịch Covid-19, bịa đặt, vu cáo,
nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết
nội bộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ trên mọi
lĩnh vực...
Tác hại của những
thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội do các thế lực “mạng ảo” tung ra
có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo
rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng
viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ lụy của
thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá
nhân và cộng đồng xã hội. Nếu đạo đức xã hội bị băng hoại, văn hóa dân tộc bị tầm
thường hóa, đánh mất bản sắc, an toàn xã hội bị đổ vỡ, thì sẽ tác động mạnh đến
chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng; có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa
chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ
là đối tượng thường xuyên tiếp cận với mạng xã hội.
Để chủ động ngăn
chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, đòi hỏi trước hết
mỗi người dân tham gia mạng xã hội, nhận biết tính hai mặt của internet và mạng
xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại
của nó đối với cá nhân và xã hội; đồng thời các cơ quan chức năng cũng như
chính quyền địa phương cần tiếp tục chủ động, kịp thời cung cấp thông tin một
cách đầy đủ, toàn diện cho người dân. Qua đó, trang bị kiến thức cần thiết để mỗi
người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời
“miễn dịch” với những thông tin xấu độc làm nhiều loạn môi trường xã hội.
Từ ngày
11/01/2021 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt cổng thông tin tiếp nhận phản
ánh, công bố tin giả tại địa chỉ http://tingia.gov.vn và đầu sổ tiếp nhận phản
ánh tin giả 18008108. Dây dược coi là công cụ hữu hiệu giúp nhận diện được các
thông tin giả, thông tin sai sự thật, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tin xấu độc,
xây dựng môi trường mạng trong sạch. Cổng thông tin tiếp nhận trực tuyến các phản
ánh về tin giả của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đồng thời công bố tin giả bằng
hình thức dán nhãn tin giả, tin sai sự thật. Với sự vào cuộc của các cơ quan chức
năng và thông tin kịp thời từ các cá nhân, tổ chức mong muốn có một không gian
mạng “sạch”, “an toàn” trong thời gian vừa qua, lực lượng Công an đã xử phạt vi
phạm hành chính nhiều trường hợp đưa tin, đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng
internet, mạng xã hội. Tuy nhiên, ngoài các hình thức xử phạt hành chính, có lẽ
đã đến lúc cần các biện pháp mạnh tay đối với những đối tượng tung tin giả, tin
sai sự thật để tránh việc "nhờn luật". Quan trọng hơn, những người
dùng mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác trước những thông tin thất thiệt, mang
tính kích động, gây hoang mang dư luận; đồng thời phải có biện pháp tự bảo vệ
mình trước những thông tin xấu độc; tuyệt đối không chia sẻ, bình luận, like
các bài viết đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng. Để nắm các thông
tin chính trị, kinh tế - xã hội, tình hình dịch Covid-19... người dân cần tham
khảo trang thông tin của các ban, bộ, ngành và cơ quan chức năng, thu thập, tiếp
nhận thông tin ở các tờ báo chính thống, có uy tín. Làm được điều đó, chắc chắn
tin giả, tin sai sự thật sẽ không còn đất sống.