CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ “ĐỔ LỖI” CHO PHÁP LUẬT LÔI KÉO KÍCH ĐỘNG, CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC

               Trong thời gian vừa qua, theo phản ánh của một số phương tiện truyền thông và mạng xã hội tại một số địa phương, đặc biệt tại...

 

             Trong thời gian vừa qua, theo phản ánh của một số phương tiện truyền thông và mạng xã hội tại một số địa phương, đặc biệt tại Hà Nội nơi có trụ sở của hãng xe xuất hiện tình trạng một số tài xế xe công nghệ có hoạt động tụ tập đông người, cầm băng rôn, khẩu hiệu phản đối công ty chủ quản tăng chiết khấu thuế giá trị gia tăng; tổ chức diễu hành… đã có hàng trăm tài xế mặc áo đồng phục Grab tập trung rất đông trước trụ sở công ty, tất cả đều tắt app, vừa đi, vừa bấm còi, căng băng rôn phản đối Grab tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác gây mất an ninh, trật tự tạo sự quan tâm từ dư luận.

Lợi dụng tình thế phức tạp trên, một số báo đài bên ngoài đăng tải những nội dung phản đối chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức này quy kết “đổ lỗi” việc chiết khấu, thuế của các tài xế tăng do Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, khiến cuộc sống của tài xế trở nên khó khăn hơn; trích dẫn một số ý kiến cá nhân, cho rằng việc tài xế đúng ra không phải chịu thuế 10%  mà phải do khách hàng chịu. Các báo đài này còn cố gây kích động đăng nhiều bài viết phức tạp trên các hội nhóm tài xế công nghệ, xuyên tạc Nghị định 126 là nghị định đại diện cho chính sách “nguy hiểm và thâm độc” của Nhà nước để “hút máu dân đen” bổ sung cho ngân sách, tăng cường chia sẻ và kêu gọi tài xế tiếp tục biểu tình.




Nghị định 126 của Chính phủ không làm tăng nghĩa vụ thuế của cá nhân tài xế công nghệ

Để làm rõ sự việc, ngày 9-12-2020 Tổng cục Thuế đã có buổi làm việc với đại diện Công ty TNHH Grab về nội dung Nghị định 126 và có sự tham gia của Bộ Giao thông vận tải (Vụ Vận tải). Tổng cục Thuế đã khẳng định quan điểm của Chính phủ khi ban hành Nghị định 126 là nhằm mục đích tăng cường trách nhiệm của tổ chức trong mô hình tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, cụ thể: Tại điểm c, khoản 5, Điều 7 Nghị định 126 quy định: “Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng - VAT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế, quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh”.

“Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5, Điều 51 của Luật Quản lý thuế, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức, thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định”.

Tổng cục Thuế khẳng định, với quy định như trên, Nghị định 126 đã quy định cụ thể trách nhiệm khai thuế của tổ chức trong mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân - không phải quy định mới về chính sách thuế VAT.

“Chính sách thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động vận tải không thay đổi, vẫn áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% như từ trước đến nay. Quy định mới tại Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ thuế của cá nhân tài xế. Tài xế chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân 1,5% nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, do đó không làm tăng giá cước vận tải” - công văn của Tổng cục Thuế nêu rõ.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Grab là hoạt động vận tải không phải cung cấp giải pháp công nghệ. Trước đây do văn bản pháp lý chưa có nên các hãng vận tải công nghệ khai và nộp thuế GTGT trên phần họ được hưởng, chứ không khai và nộp thuế trên toàn bộ doanh thu. Do đó, Grab lấy lý do Nghị định 126 có thay đổi nên phải tăng khấu trừ thuế đối với lái xe là không đúng.

Đồng tình với các quy định tại Nghị định 126 cũng như nội dung của các công văn mà Tổng cục Thuế gửi Grab, mới đây, hàng loạt các Hiệp hội Taxi trong nước cũng đã lên tiếng cho rằng Nghị định 126 đã mang lại sự công bằng, bình đẳng về chính sách của Nhà nước đối với các loại hình vận tải.

Cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng

Để hạn chế các vụ việc tương tự, trước tiên, Grab cần có những cơ chế minh bạch và phù hợp hơn trong việc điều chỉnh các chính sách của mình, để tạo ra sự hài hòa, cân bằng hơn về lợi ích và sự đồng thuận cho các tài xế. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng sẽ luôn sát sao nắm bắt tình hình, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, để tạo ra những khung pháp lý có thể phòng ngừa và giải quyết hiệu quả hơn các vụ việc tương tự.

Related

Trong nước 2588372864473751735

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item