NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, ÂM MƯU CHÍNH TRỊ HÓA VÀ BẺ LÁI VỤ ĐỒNG TÂM
Vụ án “giết người”, “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức sẽ được TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm từ ngày 7/9....
Vụ án “giết người”, “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng
Tâm, huyện Mỹ Đức sẽ được TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm từ ngày 7/9. Là một
phiên toà hình sự, tuy nhiên các thế lực chống phá đã cố tình chụp mũ “khiếu
kiện dân oan” để hướng lái, xuyên tạc bản chất vụ án, tạo điểm nóng miệt thị
Đảng, Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng.
Lợi dụng vụ án này, các cá nhân,
tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã tiến hành
nhiều hoạt động xuyên tạc, đánh lận bản chất vụ án, vu khống Việt Nam vi phạm
dân chủ, nhân quyền.
Những luận điệu xuyên tạc
Ngay trong quá trình phiên tòa
sơ thẩm diễn ra, không ít cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị trong và
ngoài nước đã tới tấp tung ra nhiều luận điệu, yêu sách phi lý liên quan đến vụ
án xảy ra tại Đồng Tâm. Trong số đó, Tổ chức theo dõi nhân quyền - HRW (Human
rights watch) là một trong những tổ chức đưa ra những thông tin phiến diện về
tình hình vụ án, gây tác động tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước
Việt Nam.
Theo thông tin được RFA đăng
tải, Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW cho rằng: "Có
những mối quan ngại rất lớn liên quan đến thủ tục tố tụng và quyền được có một
phiên tòa công bằng đối với 29 dân làng đang bị truy tố về vụ việc ở Đồng
Tâm", "chính quyền muốn trừng phạt các bị cáo bằng các bản án rất
nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước trong tương lai",
"Việt Nam hãy để cho các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại
giao, báo chí và NGO theo dõi phiên tòa" v.v…
Cũng giống như HRW, nhiều tổ
chức đội lốt "theo dõi nhân quyền", "đấu tranh vì nhân
quyền" như Tổ chức phóng viên không biên giới - RSF (Reporters Sans
Frontiers), Tổ chức Kito hữu hành động đòi bãi bỏ tra tấn - ACAT (Action de
Chrétiens pour l'Abolition de la Torture), v.v… cũng liên tục chia sẻ những
thông tin sai trái về vụ án Đồng Tâm, xuyên tạc quá trình điều tra, truy tố,
cũng như xét xử đối với các bị cáo. Không dừng lại ở việc đăng tải, chia sẻ
những thông tin lệch lạc, tiêu cực, các đối tượng còn tiến hành xây dựng
"thư ngỏ", "kiến nghị" hòng kêu gọi sự can thiệp của cộng
đồng quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ẩn giấu phía sau vỏ bọc đấu
tranh vì quyền con người, vì sự công bằng của pháp luật là những mưu đồ chống
phá Đảng, Nhà nước Việt Nam một cách hết sức nham hiểm, xảo quyệt.
Bất chấp sự thú nhận về hành vi
phạm tội của các bị cáo trước tòa, các đối tượng cơ hội chính trị vẫn liên tục
“bẻ lái”, đánh lạc hướng thông tin về vụ án. Đặc biệt, dưới sự cộng sức của các
“mõ làng dân chủ” như BBC, RFA, RFI v.v…, những dòng thông tin xuyên tạc về vụ
án đang được lan truyền khiến tình hình trở lên phức tạp.
Mưu đồ phía sau vỏ bọc
"dân chủ", "nhân quyền"
Trước hết, thông qua việc xuyên
tạc bản chất vụ án, các đối tượng đang cố tình "chính trị hóa" vụ án
tại Đồng Tâm. Rõ ràng, hành vi giết người, chống người thi hành công vụ của các
bị cáo trong vụ án đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự Việt Nam. Hệ quả
mà hành vi phạm tội của các đối tượng gây ra là sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến
sĩ Công an trong quá trình thực thi nhiệm vụ, khiến cho tình hình an ninh trật
tự tại địa phương bị ảnh hưởng tiêu cực.
Từ một vụ án hình sự, các đối
tượng hướng lái, xuyên tạc, quy kết trở thành vấn đề chính trị. Núp danh
"dân chủ", "nhân quyền", các đối tượng cố tình đánh lận bản
chất vụ án, đưa ra luận điệu cho rằng các bị can trong vụ án là "nạn
nhân" của chính quyền. Các đối tượng đổ lỗi cho nguyên nhân dẫn đến vụ án
là từ những sai lầm của chế độ.
Thậm chí, trước khi phiên tòa
xét xử sơ thẩm diễn ra, các đối tượng đã đẩy mạnh việc rêu rao luận điệu vụ án
tại Đồng Tâm là "án bỏ túi"; cố tình xuyên tạc sự công bằng, khách
quan của hệ thống tư pháp tại Việt Nam. Tất cả những điều này nhằm tạo ra một
bức tranh phiến diện, đen tối về tình hình chính trị - xã hội tại Việt Nam; bôi
nhọ, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Thông qua hoạt động của các đối
tượng "dân chủ", có thể thấy các đối tượng này đang cố "tẩy
trắng" cho hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo trong vụ án tại Đồng
Tâm, từ đó tạo tiền đề để “chuyển”các bị cáo trong vụ án này vào nhóm "tù
nhân lương tâm" - một thủ đoạn thường xuyên được các "nhà dân
chủ" thực hiện hòng tấn công, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mục đích
mà các đối tượng hướng đến suy cho cùng vẫn là để tạo cớ nhằm tấn công chế độ,
vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; khiến cộng đồng
quốc tế có cái nhìn và sự đánh giá không khách quan, thiếu chính xác về tình
hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Cùng với việc "chính trị
hóa" vụ án Đồng Tâm, các đối tượng cũng gia tăng các hoạt động kích động,
kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế; tung ra các "kiến nghị",
"tuyên bố", "thư ngỏ" gửi đến một số tổ chức quốc tế và cơ
quan ngoại giao một số nước; đưa ra yêu sách cho các "quan sát viên độc
lập" vào Việt Nam theo dõi vụ án v.v… nhằm "quốc tế hóa" vụ án
Đồng Tâm.
Nhìn nhận một cách toàn diện, có
thể thấy những phức tạp liên quan đến vụ án tại Đồng Tâm diễn ra từ lâu. Lợi
dụng những mâu thuẫn trong vấn đề tranh chấp đất đai cùng sự manh động, coi
thường pháp luật của các đối tượng trong "Tổ đồng thuận", nhiều cá
nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong nước và quốc tế đã
ủng hộ về vật chất và tiến hành tuyên truyền, khuếch trương thanh thế cho
"Tổ đồng thuận" với mục đích tạo điểm nóng về an ninh, trật tự trong
xã hội Việt Nam.
Việc các đối tượng trong
"Tổ đồng thuận" bị bắt giữ, xử lý do có hành vi giết người, chống
người thi hành công vụ cũng đồng nghĩa với việc điểm nóng về an ninh, trật tự
tại Đồng Tâm được giải quyết. Chính vì vậy, các đối tượng đang cố tận dụng
"viên đạn Đồng Tâm" để tấn công, chống phá chính quyền. "Quốc tế
hóa" vụ án Đồng Tâm là một thủ đoạn đặc biệt thâm hiểm. Phía sau danh
nghĩa bảo vệ quyền con người là mưu đồ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam, từ đó tác động, gây sức ép hòng chuyển hóa chế độ tại nước ta.
Những bản án nghiêm minh cho các đối tượng.
Chiều ngày 14/9/2020, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP.Hà Nội
đã tuyên án sơ thẩm đối với 29 bị cáo trong vụ án giết người, chống người thi
hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. HĐXX tuyên tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức về tội Giết
người với cáo buộc "chủ mưu, cầm đầu vụ giết người". Cùng tội danh
trên, tòa tuyên Lê Đình Doanh án chung thân, bị cáo Bùi Viết Hiểu lĩnh 16 năm
tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù, 23 bị cáo còn lại lĩnh các mức án từ 15 tháng
tù treo đến 6 năm tù giam đều về tội Chống người thi hành công vụ.
Với những hành vi phạm tội
nghiêm trọng đã thực hiện, các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm đã phải chịu những
hình phạt thích đáng. Những bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội được sự
đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Không một ai, không một lý do nào có
thể bao biện cho hành vi phạm tội của các đối tượng./.
NVC