Cần hiểu đúng bản chất của đường lối ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"
Tiếp nối những thành quả cách mạng vẻ vang, từ Đại hội Đảng lần thứ XIII đến nay, đất nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn, to...
Tiếp nối những thành quả
cách mạng vẻ vang, từ Đại hội Đảng lần thứ XIII đến nay, đất nước ta tiếp tục
đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Nhân dân ta ngày
càng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và vui mừng, tự hào trước sự
đổi mới, phát triển của đất nước. Ngược lại, các thế lực thù địch lại càng điên
cuồng tìm mọi cách chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá các thành
tựu của đất nước và Nhân dân ta đã đạt được, trong đó có những thành tựu to lớn
trên lĩnh vực đối ngoại với sự thành công của nền ngoại giao mang đậm bản sắc
“cây tre Việt Nam”.
Từ sau
Đại hội XIII của Đảng, thuật ngữ Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” được nhắc
đến tại các diễn đàn ngoại giao trong và ngoài nước. Đến Hội nghị Đối ngoại
toàn quốc ngày 14/12/2021, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chính thức làm rõ
những góc tiếp cận và nội hàm của phong cách ngoại giao “ Cây tre Việt Nam”.
Sau này, các nhà nghiên cứu và lý luận đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu
khẳng định đây là bước phát triển tư duy lý luận của Đảng về đối ngoại trong
công cuộc đổi mới đất nước.
Nhận diện các
luận điệu xuyên tạc
Sự phát triển về tư duy lý luận của Đảng về công tác ngoại giao phù hợp
với bối cảnh trong nước và quốc tế đã nhận được sự tin tưởng, đồng tình của cán
bộ, đảng viên và Nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động trong và
ngoài nước cũng lợi dụng vào đó để đưa ra các luận điệu xuyên tạc về đường lối
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Chúng cho rằng phong cách ngoại giao “ Cây
tre Việt Nam” là ngoại giao theo kiểu “hai mặt”, “gió chiều nào che chiều ấy”,
“đối lập với phong cách ngoại giao độc lập, tự chủ”, là kiểu ngoại giao không
thể tin cậy được…
Cùng với xuyên tạc quan điểm, chủ trương đối ngoại, nhân các chuyến
thăm của các nhà lãnh đạo nước ngoài đến Việt Nam, chúng còn đặt ra các giả
thuyết nhằm gây tâm lý hoang mang, hoài nghi với dư luận về công tác ngoại giao
của Đảng và Nhà nước ta như nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden, chúng đặt
ra giả thuyết chúng ta đang có chiều hướng thân phương Tây, hoặc nhân chuyến
thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, các tổ chức
phản động kích động rằng, Việt Nam đang phụ thuộc tất cả vào Trung Quốc...
Có thể khẳng định, đây là các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá
đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta với những âm mưu cơ bản nhằm mục
đích xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, từ gây tâm lý hoang
mang, nghi ngờ về năng lực lãnh đạo, tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước; cố tình tạo ra những cái nhìn phiến diện, sai lệch nhằm kích
động, gây hiểu lầm trong Nhân dân về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng
và nước ta, phá hoại khối đoàn kết toàn dân trong thực hiện đường lối đối
ngoại. Ngoài ra, các luận điệu này còn nhằm hạ uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế.
Hiểu đúng về đường lối ngoại
giao “ Cây tre Việt Nam”
Đường lối ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là sự
kế thừa tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, truyền thống
ngoại giao khôn khéo, linh hoạt của Đảng, Nhà nước ta trong lịch sử đấu tranh,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Sau cách mạng tháng Tám
thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đã dẫn dắt cách mạng nước
ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ, cùng với tinh
thần tự cường, quả cảm, anh dũng của dân tộc, trên mặt trận ngoại giao chúng ta
cũng có những thành công vang dội đem đến sức mạnh tổng hợp để Nhân dân ta làm
nên những thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đến ngày nay, những
tên tuổi lớn trên mặt trận ngoại giao của chúng ta như Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình, Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ,
Nguyễn Cơ Thạch…vẫn được thế giới nhắc đến với sự cảm phục về phong cách ngoại
giao cứng rắn, khôn khéo và linh hoạt, chỉ vì một mục đích duy nhất, đó là độc
lập, thống nhất cho Tổ quốc, hoà bình, tự do cho Nhân dân.
Đường lối
ngoại giao “ Cây tre Việt Nam” là tất yếu cần thiết và phù hợp trong điều kiện,
hoàn cảnh trong nước và quốc tế hiện nay. Trải qua 30 năm chiến tranh, 19 năm
cấm vận thương mại, đất nước và Nhân dân ta càng hiểu sâu sắc hơn giá trị của
hoà bình, độc lập, tự do và hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng và Nhà nước ta càng
nhận thức sâu sắc hơn nhất định phải giữ gìn vững chắc sự ổn định để đất nước
phát triển. Thế giới ngày nay đang có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt, nguy
cơ đối đầu giữa các nước lớn ngày càng tăng. Thực tế thế giới ngày nay với tình
hình chiến sự tại Ukraina, dải Gaza, chảo lửa Trung Đông…cho thấy, mất ổn định
thì Nhân dân sẽ là người gánh chịu mọi hậu quả tang thương nhất. Trên cơ sở xác
định rõ vị thế và mục tiêu của mình, đường lối đối ngoại “Cây tre Việt Nam” là
con đường phù hợp và đúng đắn nhất. Đây cũng là con đường để đất nước ta giữ
vững được mục tiêu chính yếu nhất: Nhân dân được hoà bình, ổn định, ấm no, tự
do, hạnh phúc.
Chúng ta cũng
cần hiểu rõ quan điểm của Đảng về đường lối ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.
Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, kiên
trì, linh hoạt, chứ không phải “ gió chiều nào che chiều ấy” như các luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã từng khẳng định, ngoại giao mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam” là gốc vững,
thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và phí khách của dân
tộc Việt Nam.
Vững ở gốc là
nguyên tắc vì lợi ích quốc gia - dân tộc để phục vụ, là đường lối đối ngoại độc
lập - tự chủ, lấy thực lực làm gốc, lấy đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối
ngoại và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng để tạo thế, lập thời; lấy phương
pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng
soi đường, chỉ lối. Đường lối đó đã mở ra cho đất nước vận hội phát triển mới,
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đường lối đó
tiếp tục là nền tảng vững chắc để Việt Nam hiện thưucj hoá khát vọng phát triển
với các mục tiêu trong những thập niên sắp tới.
Chắc ở thân
là những phương thức tạo nên sức mạnh, trong đó sức mạnh đoàn kết là nhân tố
sống còn; đại đoàn kết trong nước là căn bản, đoàn kết quốc tế là nhân tố bổ
trợ hết sức quan trọng. Sức mạnh tổng hợp của đối ngoại có được dưới sự lãnh
đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với
các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại…Sức mạnh của Việt Nam còn ở tính chính danh, chính nghĩa, cách
ứng xử nhân văn, thuỷ chung, thượng tôn pháp luật và phù hợp với xu thế tiến bộ
của thời đại.
Uyển chuyển ở
cành là phong cách, nghệ thuật ứng xử linh hoạt, nguyên tắc “ dĩ bất biến, ứng
vạn biến”, đặc biệt trong các hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, có sự mâu thuẫn
giữa những xu thế khác nhau, giữa đồi hỏi phải hài hoà cái chung và cái riêng,
nhằm giữ vững bản sắc, giá trị đất nước và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia -
dân tộc Việt Nam phù hợp với những giá trị chung của nhân loại. Đó là cách ứng
xử “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, “biết dừng, biết biến” của
tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh./.