Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc “cần xoá bỏ Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”
Thời gian qua, sau khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam ông Trương Huy San (hay còn gọi...
Thời
gian qua, sau khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị
can, Lệnh bắt tạm giam ông Trương Huy San (hay
còn gọi là Osin Huy Đức) và ông luật sư Trần Đình Triển để điều tra về các
tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2 Điều 331, Bộ luật Hình sự
năm 2015.
Các
đối tượng cơ hội chính trị, phản động đã phát tán, tuyên truyền, xuyên tạc nhiều
bài viết trên các trang mạng phản động như VOA Tiếng Việt, RFA, BBC Tiếng Việt…
vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền. Từ đó, họ kêu gọi đòi “xoá bỏ
Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015”.
Các
đối tượng thực hiện hành vi trên nhằm âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước
Việt Nam ta. Họ cho rằng: “Việc bắt giam ông Trương Huy San và ông Trần Đình
Triển tuỳ tiện, nhằm mục đích làm suy yếu quyền tự do ngôn luận được bảo vệ
theo Luật Nhân quyền quốc tế”. Trang VOA Tiếng Việt đăng tải các bài viết
kêu gọi Việt Nam nên “bãi bỏ hoặc sửa đổi Điều 331 Bộ luật Hình sự vì nó không
phù hợp quyền tự do ngôn luận”. Họ cho rằng điều luật này nhằm vào giới luật
sư, nhà báo. Họ cáo buộc chính quyền Nhà nước ta “không chấp nhận bất cứ sự chỉ
trích nào của bất cứ ai”.
Một
nhóm giám sát đa quốc gia về nhân quyền đã cho rằng: “Việc bắt giữ nhà báo
Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển thể hiện cuộc tấn công đáng báo động vào quyền
tự do báo chí tại Việt Nam và là vụ việc mới nhất đang diễn ra nhằm vào các nhà
cải cách. Họ kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt Hà Nội vì đàn áp những người
‘bất đồng chính kiến’ ”. Họ vu cáo Việt Nam dùng Điều 331 Bộ luật Hình sự để
bắt bất cứ ai, và cho rằng Điều 331 Bộ Luật Hình sự là điều luật hết sức mơ hồ,
được sử dụng làm công cụ trấn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến với nhà
cầm quyền, cần xoá bỏ điều luật này.
Từ
những căn cứ thực tiễn Tuyên ngôn về Nhân quyền quốc tế năm 1948 đã khẳng định:
“Trong khi hành xử các quyền tự do của
mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra, bảo đảm các quyền tự
do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về
đạo lý, trật tự và công cộng trong xã hội cũng được thoả mãn”.
Trên
thực tế, Đảng và Nhà nước ta luôn kêu gọi, tạo điều kiện cho Nhân dân được thể
hiện quyền tự do ngôn luận, quan điểm chính kiến của mình trên cơ sở tinh thần
xây dựng, điều này hoàn toàn khác với sự đả kích, khiêu khích, xuyên tạc. Việt
Nam ta không phải quốc gia duy nhất trên thế giới có quy định điều luật về ngăn
chặn quyền tự do dân chủ xâm phạm các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ,
các quốc gia Mỹ, Đức, Anh, Pháp… đều có các quy định cụ thể trong Hiến pháp,
pháp luật về các nội dung này. Bất cứ một quốc gia nào thì sự tự do cũng phải
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, Nhà nước ta xử lý một số nhà báo, luật sư
đó là họ đã vi phạm pháp luật, chứ không phải vì họ thực hiện quyền tự do
ngôn luận mà xử lý, họ đã lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đối
với Việt Nam ta, các quyền tự do, dân chủ của công dân luôn được bảo đảm và được
quy định rõ trong Hiến pháp, Pháp luật. Theo đó, công dân có quyền như: Tự do
ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Tự do hội họp, lập hội,
quyền khiếu nại, tố cáo và các quyền tự do, dân chủ khác… Công dân có thể thông
qua nhiều hình thức đa dạng để thực hiện quyền của mình theo đúng quy định. Tuy
nhiên, nguyên tắc chung là việc thực hiện các quyền này không được xâm phạm đến quyền, lợi
ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Trước
đó, khi cơ quan chức năng xử lý các cá nhân như: Vụ án nhóm “Báo sạch” do
Trương Châu Hữu Danh cầm đầu và đồng phạm; Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng; Vụ án
nhà báo Hàn Ni… Các đối tượng phản động, thế lực thù địch cũng tăng cường phát
tán các bài viết xuyên tạc về chính sách pháp luật của Nhà nước ta. Mục đích
sâu xa của chúng là mượn danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền” để chống phá Đảng,
Nhà nước, xâm hại an ninh quốc gia. Do vậy, việc tuyên truyền luận điệu đòi “xoá
bỏ Điều 331 Bộ luật Hình sự” là vô căn cứ, cần phải đấu tranh bác bỏ.
Có
thể nói, pháp luật Việt Nam ta luôn tôn trọng và bảo vệ tư tưởng, ý chí, nguyện
vọng của mỗi tổ chức, cá nhân nếu phù hợp với tinh thần xây dựng và thượng tôn
pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hoá của dân tộc Việt
Nam. Tuy nhiên, nếu các tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội với mục đích xấu,
động cơ không trong sáng, núp dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do dân chủ, mà thực
chất có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá
nhân khác thì đều phải chịu các chế tài phạt tương xứng.