Nhận diện thủ đoạn lợi dụng các vụ án tham nhũng, án kinh tế để bôi nhọ chế độ
Các thế lực thù địch và những kẻ phản động lợi dụng những sai lầm của các “quan tham” tạo thành cơ hội để xuyên tạc và chống phá chế độ. ...
Các thế lực thù
địch và những kẻ phản động lợi dụng những sai lầm của các “quan tham” tạo thành
cơ hội để xuyên tạc và chống phá chế độ.
Không thể phủ nhận,
nền kinh tế nước ta có những “con sâu làm rầu nồi canh”, những người làm chính
trị lợi dụng quyền hạn và chức vụ của mình để nhận hối lộ và tham nhũng
tiền bạc, của cải, công sức của người dân và các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, khi những vụ án này được lợi dụng một cách cố ý để tạo ra hình ảnh
tiêu cực, thì hậu quả có thể làm suy yếu niềm tin của người dân vào chính phủ
và làm mất đi sự ổn định trong xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng
các cộng sự của mình, các cán bộ đầu não của các cơ quan trung ương luôn nỗ lực
trong công tác phòng, chống tham nhũng. Rất nhiều vụ án trọng điểm đã được phá
và thu lại cho người dân cũng như nhà nước nhiều khoản tiền khổng lồ. Những tội
phạm kinh tế dùng những thủ đoạn tinh vi để có thể chiếm đoạt tài sản, công sức
của Nhà nước, nhân dân vì vậy để có thể điều tra được trọng án và mang lại công
bằng, dân chủ cho người dân cần một quá trình dài hạn và những chứng cứ xác
minh rõ ràng. Thế nhưng, những kẻ phản động lợi dụng điều đó để liên tiếp phỉ
báng, bôi nhọ chế độ.
Những tổ chức, cá
nhân mang tư tưởng chống phá chế độ, phản động sử dụng các trang mạng xã hội để
truyền bá quan điểm, suy nghĩ sai lệch về chế độ của Đảng, Nhà nước ta. Chúng mị
dân bằng những luận điệu xảo trá, thoáng nghe có vẻ bảo vệ người dân, về phe
người dân chống lại áp bức, bất công. Thế nhưng thực tế, chúng chỉ lợi dụng
nhân dân để phỉ báng, bôi nhọ những điều Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực
hiện để mang lại cuộc sống bình yên, tự do, hạnh phúc cho mọi người.
Trước mỗi vụ án,
đặc biệt là những trọng án liên quan tới kinh tế như công ty Việt Á, Vạn Thịnh
Phát, các cán bộ tham nhũng bị bắt giữ…, những kẻ phản động lại định hướng dư
luận bằng con chữ, hình ảnh, thông tin không có tính xác thực. Tất nhiên, việc
chiếm đoạt tài sản hay lợi dụng chức vụ để tham nhũng, nhận hối lộ là sai trái,
đáng bị lên án và chịu hình phạt của pháp luật. Nhưng chúng ta phải đặt niềm
tin vào Đảng, Nhà nước, vào pháp luật và hiến pháp hiện hành, không thể gây nhiễu
loạn trên mạng xã hội để tạo sự chú ý, bôi nhọ hình ảnh chính trị Việt Nam
trong mắt nhân dân ta và bạn bè quốc tế.
Để đối phó với
hiện tượng này, cần có sự tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh truyền
thông trung thực, minh bạch và kịp thời từ các cơ quan báo chí, truyền thông
chính thống. Sự minh bạch trong quản lý và xử lý các vụ án tham nhũng và tội phạm
kinh tế cũng là yếu tố quan trọng để khôi phục niềm tin của công dân và duy trì
ổn định trong xã hội. Để phản bác những quan điểm sai trái của các thế lực
phản động, Đảng và Nhà nước ta cần kiên quyết hơn nữa trong công tác thanh lọc
bộ máy chính trị, không để những “con sâu làm rầu nồi canh”. Chỉ khi bộ máy đầu
não của các tỉnh, thành phố, của đất nước được lãnh đạo bởi những cán bộ liêm
khiết, chí công vô tư thì nước ta mới có thể phát triển được. Người lãnh đạo
đoan chính cũng tạo niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho nhân dân có thể yên tâm
xây dựng tương lai hạnh phúc.
Việc lợi dụng
các vụ án tham nhũng và tội phạm kinh tế để bôi nhọ chế độ không chỉ là một hiện
tượng gây hại cho sự ổn định và phát triển của một quốc gia mà còn là mối đe dọa
đối với tình cảm gắn bó của nhân dân với Đảng. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần
có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, truyền thông và cộng đồng. Người
dân trên cả nước cũng cần tỉnh táo trước những thông tin sai lệch, tránh bị điều
hướng, dẫn dắt bởi những quan điểm sai trái, còn nhiều bất cập của những kẻ chống
phá. Chúng không mang lại lợi ích gì cho cuộc sống của những người Việt Nam yêu
nước, chỉ hằn học với chế độ và làm đất nước tụt hậu so với bạn bè xung quanh.